Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến: Giảm phiền hà, tiêu cực

Xử phạt trong lĩnh vực giao thông bằng biên bản điện tử là đề tài đang thu hút sự quan tâm, ủng hộ lớn của người dân Thủ đô bởi tính ứng dụng trong thực tiễn.
Người vi phạm giao thông có thể nộp phạt trực tuyến tại nhà từ 1/3 Tăng cường xử lý vi phạm giao thông sau giãn cách

Nhiều ý kiến cho rằng, hình thức này còn góp phần giảm tiêu cực đang tồn tại trong việc xử phạt hành chính liên quan đến vi phạm giao thông.

Trung tâm giám sát, điều khiển giao thông Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng  
Trung tâm giám sát, điều khiển giao thông Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Minh bạch, rõ ràng

Theo thông tin của Phòng Cảnh sát giao thông – Công an TP Hà Nội, kể từ ngày 1/3/2022 lực lượng sẽ triển khai xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông theo hình thức mới. Cụ thể, thay vì lập biên bản giấy, CSGT xử phạt sẽ lập biên bản điện tử, sau đó người vi phạm được về nhà nộp phạt trực tuyến.

Theo đại tá Dương Đức Hải - Trưởng Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, từ năm 2020, Phòng đã áp dụng hình thức xử phạt trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là biện pháp cải cách theo hướng thuận tiện cho người dân, phù hợp với các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an và Công an TP.

Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm giao thông mới sử dụng cấp độ 1, 2, người dân khi làm thủ tục và đi nộp phạt vẫn phải đến trụ sở công an. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đi lại, tiếp xúc trực tiếp này rất cần được hạn chế. Do vậy, việc xử phạt và giải quyết các thủ tục hành chính cần được nâng lên cấp độ 3 và 4.

Tại cấp độ này, việc xử phạt các lỗi vi phạm trên đường sẽ được CSGT lấy thông tin người vi phạm sau đó ghi biên bản điện tử trên hệ thống dịch vụ công (không cần giấy tờ). Sau đó, người dân sẽ được hệ thống gửi cho một mã số qua điện thoại để về nhà tra cứu, tiến hành nộp phạt trực tuyến. Hình thức này cũng giúp người dân sống ở đâu thực hiện nộp phạt ở đó, bãi bỏ việc phải đến tận nơi vi phạm để nộp phạt.

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị, anh Lưu Thành Công (36 tuổi, ngõ 136 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) cho rằng, hình thức mới mà CSGT TP Hà Nội sắp áp dụng sẽ hạn chế tiếp xúc giữa người vi phạm với lực lượng chức năng, hỗ trợ phòng, tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời công tác xử phạt được thực hiện một cách minh bạch, rõ ràng, không xảy ra tình trạng người vi phạm kỳ kèo xin bỏ qua hoặc giảm nhẹ vi phạm. “Đối với lực lượng Công an TP, đây có thể chỉ là nâng cấp độ xử phạt hành chính. Nhưng đối với cá nhân tôi, có thể gọi đây là cấp độ văn minh mới” - anh Lưu Thành Công nói.

Góp phần triệt tiêu tiêu cực

Chia sẻ với phóng viên, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cho rằng, đây là một bước tiến mới, áp dụng công nghệ số vào đời sống, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Với hình thức xử phạt vi phạm hành chính qua cổng dịch vụ công, người dân sẽ không phải đi lại, chỉ việc ngồi ở nhà tra cứu theo hướng dẫn để làm các thủ tục nộp phạt.

Bên cạnh đó, luật sư Diệp Năng Bình còn đánh giá cao tác động của hình thức xử lý này đối với công tác phòng, chống tiêu cực. “Khi xử lý vi phạm trực tiếp, việc để xảy ra tiêu cực là khó tránh khỏi. Hi vọng khi chúng ta áp dụng công nghệ thì tình trạng này sẽ giảm dần và chấm dứt” - luật sư Diệp Năng Bình bày tỏ.

Trước đó, thông thường để xử lý một lỗi vi phạm nếu phải giữ bằng lái, giấy tờ xe, CSGT phải ghi ít nhất 2 biên bản gồm biên bản hiện trường và biên bản tạm giữ giấy tờ. Từ đó, người dân được hẹn ngày đến trụ sở công an làm việc, tiếp đến ra kho bạc nộp tiền, rồi trở lại trụ sở công an làm việc - nhận giấy hẹn. Đến hết thời gian hẹn, người vi phạm lại đến trụ sở công an nhận lại giấy tờ bị tạm giữ. Với hình thức này, người vi phạm mất ít nhất 4 lần đi lại. Nhưng với hình thức xử phạt theo cấp công nghệ số, người dân không phải đi lại một lần nào, chỉ việc ngồi ở nhà tra cứu trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn để làm các thủ tục nộp phạt.

Nếu áp dụng công nghệ mà phục vụ cho sự thuận tiện khi sử dụng dịch vụ hành chính công, chắc chắn người dân sẽ ủng hộ. Ngay cả khi bị xử lý hành chính, nếu công tác thực thi được làm minh bạch, công khai, tôi cho rằng người phải nộp phạt cũng không có lý do gì để mang tâm lý ức chế.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng

Theo Vũ Khoa/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/nop-phat-vi-pham-giao-thong-truc-tuyen-giam-phien-ha-tieu-cuc.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Đại biểu Quốc hội đề xuất cần chuẩn hóa xe đưa đón học sinh để đảm bảo an toàn

Đại biểu Quốc hội đề xuất cần chuẩn hóa xe đưa đón học sinh để đảm bảo an toàn

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Quốc hội cho rằng thời gian qua nhiều tai nạn thương tâm xảy ra liên quan đến xe đưa đón học sinh. Do đó việc dự thảo Luật bổ sung quy định về xe đưa đón học sinh tại Điều 46 là rất nhân văn, thể hiện chủ trương bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Sắp tiến hành cấm đường Trần Văn Lai trong 2 đêm

Sắp tiến hành cấm đường Trần Văn Lai trong 2 đêm

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, sắp tới sẽ tổ chức cấm đường, phân luồng giao thông để tổ chức sự kiện "Con đường Văn hóa Hữu nghị Việt - Hàn năm 2023" trên phố Trần Văn Lai (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm).
Phân luồng tổ chức giao thông trên cầu Chương Dương

Phân luồng tổ chức giao thông trên cầu Chương Dương

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông tin, để phục vụ thi công, bảo dưỡng tuyến ống cấp nước DN300, từ 27/11 đến 27/12 sẽ tiến hành phân luồng, tổ chức lại giao thông trong khu vực.
Phát huy vai trò giám sát để "tăng tốc" các dự án giao thông

Phát huy vai trò giám sát để "tăng tốc" các dự án giao thông

Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, thời gian qua Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tăng cường hoạt động giám sát chuyên đề, qua đó bám sát các vấn đề được dư luận quan tâm. Riêng ở lĩnh vực giao thông, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố lại càng cấp thiết và quan trọng khi Hà Nội là đô thị đặc biệt, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng Thủ đô. Việc phát huy vai trò giám sát, thúc đẩy xử lý các “điểm nóng” trong lĩnh vực giao thông vận tải trực tiếp góp phần giúp giao thông Thủ đô đồng bộ và tăng tính kết nối.
Xử lý 29 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày 23/11

Xử lý 29 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày 23/11

(LĐTĐ) Lực lượng 141 phát hiện, xử lý 64 trường hợp vi phạm, trong đó có 29 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Phát hiện, bắt giữ và bàn giao 3 vụ, 3 đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho đơn vị chức năng tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ.
Đồng Nai: Phê duyệt giá đất đền bù tại dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Đồng Nai: Phê duyệt giá đất đền bù tại dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án thành phần 2 thuộc dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) đoạn qua xã Long An, Long Phước, Phước Bình, Phước Thái và xã Tân Hiệp.
Kêu gọi đầu tư logistics quanh sân bay Long Thành

Kêu gọi đầu tư logistics quanh sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực thương mại dịch vụ, logistics và khai thác lợi thế khu vực quanh sân bay Long Thành.
Đã đến lúc xem xét trợ giá cho xe đạp công cộng?

Đã đến lúc xem xét trợ giá cho xe đạp công cộng?

(LĐTĐ) Tại các đô thị, trong đó có Hà Nội, lợi ích từ xe đạp công cộng mang lại là không thể phủ nhận thậm chí là rất lớn, song việc đầu tư dịch vụ cho thuê xe đạp, doanh nghiệp cũng gặp không ít thách thức khi phải đầu tư một số lượng lớn tài sản hữu hình, trong khi giá trị thu được từ mỗi lượt khách lại không cao, thời gian hoàn vốn dài. Bởi vậy, việc sớm có các giải pháp hỗ trợ, trợ giá để phát triển mô hình là hết sức cần thiết.
Đồng Nai: Thúc tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Đồng Nai: Thúc tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

(LĐTĐ) Do nhiều đơn vị chậm báo cáo các vấn đề liên quan đến tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu nên Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai phải ra "tối hậu thư”.
Xem thêm
Phiên bản di động