Nông dân huyện Đan Phượng hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp số

(LĐTĐ) Năm 2021 là một năm nỗ lực vượt bậc của lực lượng kinh tế “tuyến đầu” của nông dân huyện Đan Phượng. Cũng trong năm này, các cấp Hội đã thực hiện hiệu quả 3 phong trào và 2 cuộc vận động quan trọng, góp phần vào thành quả của nông dân Thủ đô và đất nước. Đầu năm mới Nhâm Dần 2022, báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Hội nông dân huyện Đan Phượng - ông Thiều Văn Son.
Tạo điểm tựa để nông dân thoát nghèo Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô Nông dân thu lợi nhuận cao từ mô hình trồng lúa "hai trong một"

PV: Được biết Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của huyện Đan Phượng hoạt động rất tích cực, xin ông cho biết cụ thể những thành quả của phong trào trong năm qua?

Ông Thiều Văn Son: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những phong trào quan trọng của Hội. Ngay từ đầu năm, các cấp Hội đã tổ chức phát động phong trào. Kết quả đăng ký Hộ sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp Trung ương là 46 hộ, cấp thành phố là 310 hộ, cấp huyện là 1.919 hộ và cấp cơ sở là 12.837 hộ. Kết quả bình xét hộ đạt cấp Trung ương là 33 hộ, cấp Thành phố là 287 hộ, cấp huyện là 1.839 hộ và cấp cơ sở là 10.512 hộ.

Nông dân huyện Đan Phượng hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp số
Chủ tịch Hội nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son

Về cách làm, thì Hội phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền vận động hội viên nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp đảm bảo theo khung thời vụ, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại cây trồng; chủ động phòng chống mưa bão, úng lụt; tăng cường sử dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tái đàn lợn theo các yêu cầu, quy định của ngành thú y; từng bước khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trước tác động của dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó, duy trì các tổ đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nông dân giúp đỡ nhau vượt khó, thoát nghèo.

PV: Hội có biện pháp gì để hỗ trợ nông dân tham gia phát triển kinh tế, để đạt được hiệu quả trong năm qua?

Ông Thiều Văn Son: Hội xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Cụ thể, chỉ đạo và hướng dẫn Hội Nông dân các xã, thị trấn đăng ký xây dựng 17 tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, ngành nghề (Trồng rau, nho hạ đen tại xã Đan Phượng, Liên Trung; Sản xuất giống tại xã Song Phượng; Trồng bưởi tại xã Hạ Mỗ, Thượng Mỗ, Đan Phượng, Đồng Tháp, Tân Lập, Trung Châu; Chăn nuôi tại xã Phương Đình, Đồng Tháp; Sản xuất mộc tại xã Liên Hồng, Tân Lập, Liên Hà; Trồng hoa tại xã Đồng Tháp, Tân Lập, thị trấn Phùng) với số lượng 353 hộ tham gia và quy mô 71,13 ha. Thông qua các mô hình nhằm giúp nông dân trao đổi kiến thức, tạo sự liên kết, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Hội tiếp tục duy trì các hình thức tương trợ, giúp đỡ nhau trong nội bộ nông dân. Hội Nông dân huyện đã giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp và đăng ký giúp hàng trăm hộ nông dân nghèo, cận nghèo bằng nhiều hình thức như giúp đỡ về giống, vốn, vật tư, kiến thức, việc làm.

Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và trách nhiệm với cộng đồng, cùng chung tay tham gia phòng, chống dịch Covid-19 với phương châm “4 tại chỗ”, các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Các tổ hợp tác, hợp tác xã đã và đang hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, phát triển kinh tế tập thể ở cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của hội viên, nông dân.

PV: Được biết huyện Đan Phượng có nhiều mô hình hay để vận động nông dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Xin ông nói rõ về các mô hình này?

Ông Thiều Văn Son: Thiết thực chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, Hội Nông dân huyện đã phát động xây dựng mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường” năm 2021 trong các cấp Hội. Các cấp Hội đã triển khai phát động thi đua xây dựng mô hình “Đoạn đường nông dân tự quản sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”, mô hình “Hàng cây nông dân chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc, cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, 91 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam”, mô hình “Cánh đồng thân thiện môi trường, cánh đồng không đốt rơm rạ”, mô hình “trồng rau hữu cơ, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học”, mô hình “thu gom xử lý rác thải tại nguồn và làm phân bón hữu cơ cho cây trồng”.

Nông dân huyện Đan Phượng hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp số
Mô hình trồng nho của huyện Đan Phượng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kết quả các xã, thị trấn xây dựng 18 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn gồm phân loại, xử lý rác thải tại nguồn xã Đan Phượng, Thọ An, Song Phương, Liên Hà; làm sạch đồng ruộng thị trấn Phùng, xã Đồng Tháp, Thọ Xuân; trồng các tuyến đường hoa, cây xanh xã Hồng Hà, Trung Châu, Liên Hồng, Liên Trung, Hạ Mỗ; Phương Đình, Đan Phượng; giảm thiểu bụi trong sản xuất mộc xã Liên Hồng; tuyến đường vệ sinh môi trường xã Song Phượng, Tân Lập; cánh đồng không đốt rơm rạ xã Thượng Mỗ, Tân Lập, Hồng Hà, Liên Hồng, Thọ An; làm sạch vườn hoa, hồ sinh thái, ao môi trường xã Liên Hà, Hạ Mỗ; xử lý sơn công nghiệp bằng giàn mưa xã Tân Hội, duy trì các tuyến đường Chi hội Nông dân tự quản về vệ sinh môi trường.

Hội còn phối hợp với Phòng Kinh tế huyện và các ngành thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thành lập Hợp tác xa Nấm Song Phượng; xây dựng nhãn hiệu tập thể “Thịt lợn Trung Châu”; “Hoa Đan Phượng”; Sản phẩm chăn nuôi Phương Đình”; đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể “Nấm Đan Phượng”; thêm 18 sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông sản OCOP, nâng tổng số lên 74 sản phẩm.

Hướng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ trồng 1 tỷ cây xanh, Hội Nông dân huyện xây dựng kế hoạch trồng được 295 cây, góp thêm 6 hàng cây nông dân gắn biển chào mừng cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, chung sức xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Nông dân huyện Đan Phượng hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp số
Mô hình trồng cây ăn quả của nông dân huyện Đan Phượng

Các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, phát động thi đua thực hiện các mô hình, phần việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và nâng cao kiểu mẫu Thủ đô. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của nhân dân về kết quả xây dựng huyện nông thôn mới trên địa bàn; tham gia ý kiến thẩm định mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu của 5 xã (Đan Phượng, Song Phượng, Thọ Xuân, Tân Hội, Liên Hà).

Tham gia các hội nghị, tọa đàm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, tập trung do Thành phố tổ chức; tham gia 4 đợt tập huấn, hội thảo "chợ đêm trên mây" do Văn phòng điều phối Nông thôn mới và Hội Nông dân thành phố tổ chức; 3 Hội thảo trực tuyến về xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản cho nông dân do Trung tâm xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức trên nền tảng 4.0.

PV: Hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ số, Hội đã có những hành động gì hỗ trợ nông dân?

Ông Thiều Văn Son: Trong năm qua, Hội đã tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân. Phối hợp các ngành tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả, rau an toàn, sản xuất lúa vụ Xuân, chăn nuôi gia súc gia cầm, các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh, cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hội đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng 6 mô hình điểm nông nghiệp đạt hiệu quả. Cùng với đó, Hội phối hợp hỗ trợ tiêu thụ nông sản của hội viên nông dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 của các tỉnh và các huyện, xã trên địa bàn huyện.

PV: Xin cảm ơn ông và chúc ông cùng Hội Nông dân huyện Đan Phượng tiếp tục có những thành công mới trong năm 2022.

Bảo Thoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động