Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô
Trái cây xuất khẩu quay đầu về Thủ đô, giờ ra sao? Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu đón Tết Nhâm Dần Lạp sườn truyền thống của một vùng miền núi |
Nằm đối diện Trung tâm thương mại AEON Mall Hà Đông (Dương Nội), vườn hoa đào của ông Dương Văn Chức đang bày bán hơn 400 chậu cây với tuổi đời từ 3-20 năm, nhằm phục vụ nhu cầu “chơi hoa” tại nhà cho người dân Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
Còn hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, hoa đào năm nay đã bắt đầu nở và sẽ nở rộ vào đúng dịp Tết cổ truyền. |
Trò chuyện với ông Chức, chúng tôi được biết ông đang sở hữu 4 mẫu đất trồng hoa đào. Trong đó, một mảnh vườn ở Dương Nội (Hà Đông) và mảnh còn lại ở An Khánh (Hoài Đức) với tổng cộng hàng vạn gốc, chủ yếu là hoa đào phai và hoa đào bích. Từ việc bán và cho thuê hoa đào, ông Chức có thu nhập ổn định hàng năm và đem tới cơ hội việc làm cho hàng chục người khác.
Khi chúng tôi thắc mắc về cơ duyên đến với nghề trồng hoa đào, ông Chức chia sẻ: “Trước đây làm chăn nuôi, bị dịch bệnh, thu nhập bấp bênh và gặp rủi ro lớn, tôi luôn trăn trở cần có một công việc khác có tính ổn định hơn. Năm 27 tuổi, tôi tình cờ tìm đến cây hoa đào và gắn bó với nghề này suốt từ đó cho đến nay”.
Ông Dương Văn Chức - chủ vườn hoa đào tại Dương Nội, Hà Đông. |
Chậu hoa đào cảnh chơi Tết của ông Chức có giá thấp nhất 1 triệu đồng, chậu đẹp hơn thì có giá lên đến 40 triệu đồng. Đặc biệt, rất nhiều cây đã có tuổi đời lên đến hơn 20 năm. Nhiều gốc đào hiện đã nở những bông hoa đầu tiên, được bán và cho thuê từ giờ cho đến hết Rằm tháng Giêng.
Nói về lợi nhuận từ nghề này, ông Chức tâm sự: “Riêng tiền sắm chậu và công chăm sóc hàng năm cho cây, đã tốn 300 triệu đồng. Hơn 400 cây hoa đào lên chậu năm nay dự kiến sẽ thu về tầm 2 tỷ đồng. Do dịch Covid, doanh thu từ hoa đào 2 năm nay bị giảm nhiều. So với các năm trước, nếu không có dịch bệnh, mỗi năm nhà tôi sẽ “xênh” ra thêm nửa tỷ đồng”.
Theo ông Chức, hoa đào cần được trồng dưới đất và chăm bón đúng kỹ thuật, sau đó mới chuyển lên chậu để bày bán. Kỹ thuật trồng hoa phức tạp vì phải tự theo dõi thời tiết của từng năm, điều chỉnh sự phát triển của cây sao cho phù hợp. Thời điểm tuốt lá cho cây đào thường rơi vào tháng 10 Âm lịch, phải vặt bằng tay thì mới cho ra cây hoa đẹp.
Hơn 400 chậu hoa đào của ông Chức đang chờ khách đến mua hoặc thuê về chơi Tết. |
Tiếp theo là công đoạn uốn nắn, tạo hình cho cây; thời tiết càng nắng, càng nóng lại càng dễ uốn cong theo ý muốn. Mỗi cây hoa đào sau khi tạo hình đều cho ra một thế riêng biệt, phù hợp với không gian riêng của mỗi nhà.
Để có thể chăm sóc được vườn hoa đào rộng 4 mẫu, ông Chức phải thuê ít nhất từ 8 đến 20 nhân công thời vụ mỗi năm. Nhưng lúc nào cũng phải có ít nhất 6 người chăm sóc cho cây hàng ngày. Cao điểm cho dịp Tết, ông Chức và người làm vườn phải chăm sóc cây đến 12 giờ đêm mới nghỉ.
Nhều chậu hoa đào đã nở tại vườn của ông Dương Văn Chức. |
Ông Chức thổ lộ: “Covid thì Covid, người dân vẫn cứ chơi hoa đào. Tuy nhiên lúc bán vẫn phải nới giá tiền một chút, tạo điều kiện cho mọi người. Tôi có nhiều khách quen, năm nào cũng ghé thăm vườn, hiện, các công ty, doanh nghiệp đã đến thuê, mua khá nhiều. Tuy nhiên, thường từ Rằm tháng Chạp trở đi, sẽ đông khách tới hỏi mua hoặc thuê hơn”.
Đánh giá về hoa đào năm nay, ông Chức cho rằng: Chất lượng hoa đào đẹp hơn năm ngoái rất nhiều. Cũng may vì thời tiết ủng hộ, đào sẽ nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán.
Một số hình hảnh phóng viên ghi nhận tại vườn đào của ông Dương Văn Chức. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13