Nỗ lực để kỳ thi thành công
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT Hà Nội: Sẽ tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT trên truyền hình |
Khuyến khích học sinh sáng tạo
Theo kế hoạch đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày 27 - 28/6. Trước đó, ngày 26/6, các thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phố biến Quy chế thi, lịch thi. Ngày 29/6 là ngày thi dự phòng. Để định hướng rõ hơn cho các nhà trường trong việc tổ chức giảng dạy, ôn tập cho học sinh, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố 15 đề thi tham khảo của kỳ thi, gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn), Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Công dân.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh: P. T |
Vì năm 2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 nên về cơ bản đề thi giữ ổn định cấu trúc như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, đề thi được xây dựng theo hướng khuyến khích học sinh phát huy tính sáng tạo, hạn chế văn mẫu. 14 môn còn lại thi trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn A hoặc B, C, D. Đề thi có 4 cấp độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; phù hợp với các mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới, trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ghi nhận tại một số trường THPT trên địa bàn Thành phố, ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố bộ đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, các nhà trường đã yêu cầu giáo viên nghiên cứu cấu trúc đề để nắm bắt được các nội dung cốt lõi trong đề thi; từ đó xây dựng đề cương ôn tập cho học sinh khối 12 trong giai đoạn ôn tập nước rút, đồng thời giao các tổ nhóm bộ môn xây dựng các đề tương tự cho học sinh làm thử, giúp các em vững kiến thức và kỹ năng làm bài.
Các học sinh cũng rất hào hứng với bộ đề thi này. Trần Mai Phương (học sinh lớp 12 Trường THPT Quang Trung, quận Đống Đa) cho biết: “Bộ đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT rất hữu ích, giúp em định hình rõ hơn về cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm nay. Với một số thay đổi trong cách thức ra đề theo hướng tăng cường câu hỏi thực tiễn, em sẽ điều chỉnh cách học cho phù hợp.
“Với môn Ngữ văn, trong quá trình học tập trên lớp, em vừa nghe giảng vừa lọc ý chính để luyện kỹ năng khái quát nội dung, viết bài nhanh. Cùng đó, em sẽ dành thêm thời gian để luyện cách diễn đạt, trình bày quan điểm, chính kiến về các vấn đề xã hội đang được quan tâm. Với các môn còn lại, em sẽ tiếp tục củng cố, tổng hợp kiến thức liên môn để vận dụng vào thực tiễn. Em cũng sẽ dành thời gian luyện đề thi ở những năm trước, đồng thời thiết lập thời gian làm bài sao cho tạo thành thói quen để khi vào phòng thi không bị lúng túng”, Mai Phương chia sẻ.
Ưu tiên các điều kiện tốt nhất cho học sinh
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm 2023, toàn Thành phố có 98.642 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT (khối THPT có 85.856 thí sinh, còn lại là thí sinh khối Giáo dục thường xuyên). Kết quả, 98.206 thí sinh đỗ tốt nghiệp, chiếm tỉ lệ 99,56% (tăng 0,27% so với năm học trước), tăng 11 bậc trong xếp loại toàn quốc (từ xếp thứ 27 xuống vị trí thứ 16). Khối các trường THPT có 198 trường có tỉ lệ tốt nghiệp bằng hoặc cao hơn năm trước. Trong đó có 112 trường có tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn năm trước (chiếm 47,7%); 149 trường có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100% (tăng hơn so với năm trước 51 trường). Khoảng cách chất lượng giữa các trường đã thu hẹp đáng kể. Chỉ còn duy nhất 1 trường có tỉ lệ tốt nghiệp dưới 90% (năm 2022 con số này là 4 trường).
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Thành phố vẫn chưa đạt được kỳ vọng của ngành. Chẳng hạn như: Có 149 trường có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%, (tăng hơn năm trước 51 đơn vị), song vẫn có tới 53 trường có tỷ lệ thấp hơn mức trung bình của Thành phố. Trong số đó, có 4 trường có kết quả thấp hơn mức trung bình của Thành phố từ 5% trở lên. Toàn Thành phố có 112 trường THPT có tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn năm trước, song nếu so sánh số liệu từ năm 2018 đến năm 2023 vẫn có tới 62 trường không có sự chuyển biến về chất lượng. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hầu như không có sự thay đổi, vẫn luôn ở mức thấp hơn mức trung bình của Thành phố, thậm chí có xu hướng năm sau thấp hơn năm trước…
Để cải thiện điều này, mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đại diện các nhà trường đã lắng nghe, chia sẻ, thảo luận và thống nhất giải pháp, đặc biệt trong việc phụ đạo học sinh yếu, kém. Bày tỏ quyết tâm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT năm nay, Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Giang (huyện Sóc Sơn) Nguyễn Văn Thành cho biết nhà trường đã đề ra 5 giải pháp. Trong đó có tăng cường quản lý nền nếp, quan tâm sát sao đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có lực học yếu hoặc trung bình yếu; bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT để có kế hoạch ôn thi phù hợp với từng đối tượng học sinh…
Hiệu trưởng Trường THPT Tự Lập (huyện Mê Linh) Trần Thị Hải Châu đề xuất Sở GD&ĐT Hà Nội tập hợp giáo viên cốt cán các trường xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp bám sát đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT. Căn cứ ngân hàng đề này và năng lực học sinh, các nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy, ôn tập. Cùng đó, Hiệu trưởng Trường THPT Tự Lập cũng mong muốn Sở GD&ĐT Hà Nội cung cấp nhiều hơn câu hỏi, bài tập lên hệ thống Học và thi trực tuyến Hanoi Study để học sinh tự học, tự đánh giá thường xuyên hơn.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41