Nỗ lực đạt miễn dịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhằm hướng tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng, thời gian qua, Chính phủ và Bộ Y tế nỗ lực tiếp cận các nguồn cung ứng vắc xin Covid-19 qua nhiều kênh khác nhau. Đồng thời, Bộ Y tế đã tổ chức Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử trên quy mô toàn quốc. Sau một tháng triển khai, công tác tiêm chủng đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Việt Nam tiếp nhận 3 triệu liều vắc xin Moderna của Hoa Kỳ hỗ trợ Bảo đảm an toàn tối đa cho người tiêm vắc xin phòng Covid-19

Những con số biết nói

Sau một tháng khởi động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc (10/7), vừa qua, tại Sở Chỉ huy Chiến dịch, Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc đã tổ chức giao ban nhằm đánh giá tiến độ các hoạt động. Nhìn nhận về tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, Tiểu ban tiêm chủng cho biết, tính đến ngày 10/8 đã có 18.122.000 liều vắc xin từ các nguồn khác nhau về đến Việt Nam, trong đó để tiêm cho đối tượng ưu tiên là các lực lượng tuyến đầu và địa bàn dịch bùng phát như: Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội…

Nỗ lực đạt miễn dịch cộng đồng
Ngày 10/8, Việt Nam nhận thêm 494.400 liều vắc xin Covid-19 thông qua cơ chế COVAX.

Trong 2 tuần trở lại đây, tiến độ tiêm chủng được đẩy mạnh, trung bình mỗi ngày tiêm gần 400 nghìn mũi. Tổng số mũi tiêm từ đầu chiến dịch đến nay là hơn 10,5 triệu mũi (hiện nay trong các kho đang để lại 2,5 triệu liều Moderna và 250 nghìn liều Verocell để tiêm mũi thứ 2 cho những người đã tiêm mũi 1 loại vắc xin này). Bộ Y tế đã có văn bản về dự kiến phân bổ vắc xin từ nay đến hết năm 2021 để các địa phương nắm được số lượng, lên phương án tiêm nhằm bảo đảm tiến độ, trong đó cần phải bảo đảm nguồn vắc xin để những người đã tiêm mũi 1 khi đến thời hạn, được tiêm mũi 2.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: “Chúng ta phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo nguyên tắc nhanh nhất, sớm nhất, an toàn nhất. Vừa qua chúng ta cũng đã rà soát và đã điều chỉnh các quy trình khám sàng lọc, đối tượng tiêm cũng như thời gian chờ đợi sau tiêm chủng để tạo thuận lợi cho người dân được tiêm chủng. Tại các điểm tiêm chủng, cần có sự tham gia của các ngành đoàn thể, đặc biệt huy động lực lượng đoàn thanh niên giúp tiếp đón, khai báo y tế và đăng ký tiêm chủng trên phần mềm tiêm chủng, còn nhân viên y tế tập trung làm nhiệm vụ chuyên môn như khám sàng lọc, thực hiện tiêm và theo dõi sau tiêm”.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, công tác tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin được triển khai quyết liệt. Các đơn vị của ngành Y tế đã phối hợp với quân đội tiến hành khảo sát, xây dựng và lắp đặt 8 kho bảo quản vắc xin tại 7 Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô với công suất bảo quản lên đến 60 triệu liều vắc xin. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã bàn giao 63 xe đông lạnh cho các Quân khu để vận chuyển vắc xin đi các địa phương, nhằm bảo đảm kịp thời cho công tác tiêm chủng.

Đặc biệt, tới đây khi vắc xin về số lượng lớn, tần suất nhiều, một số loại vắc xin phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ âm sâu cần phải có kế hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Y tế với quân đội, giữa Trung ương với địa phương và các quân khu. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Cần phải hoàn thiện và phê duyệt ngay các quy trình vận chuyển, bảo quản vắc xin, mỗi loại có nhiệt độ bảo quản khác nhau nên cần có những quy định cụ thể; các quy trình hoạt động, vận chuyển của xe lạnh đến các địa phương, đơn vị tiêm chủng, giao Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) sớm đánh giá, phê duyệt GSP (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) đối với các kho bảo quản vắc xin tại các Quân khu và cho vận hành ngay”.

Chia sẻ về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản cho biết thêm: “Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các quân khu, quân đoàn và lực lượng quân y phối hợp với các địa bàn trên toàn quốc phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời quân đội cũng đã huy động và được tập huấn đầy đủ, lực lượng quân đội sẵn sàng trực 24/24, thậm chí có thể điều trực thăng vận chuyển vắc xin đến các hải đảo, vùng có địa bàn khó khăn để tiêm chủng cho nhân dân đúng tiến độ. Bộ Quốc phòng sẽ có kế hoạch vận chuyển ngay khi vắc xin về Việt Nam”.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiêm chủng

Liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, thời gian qua, phần mềm đăng ký tiêm chủng đã được đưa vào sử dụng, đến nay đã có 2,4 triệu người dân tải App Sổ sức khoẻ điện tử; 63/63 tỉnh, thành phố đã cập nhật dữ liệu lên phần mềm. Đến thời điểm này, đã có dữ liệu 10,1 triệu đối tượng đăng ký tiêm trên phần mềm và nhập trên hệ thống, trong đó có hơn 4,9 triệu mũi tiêm nhập trên hệ thống. Đã có 5,568 điểm tiêm chủng tại 63 tỉnh/thành phố được cập nhật lên nền tảng tiêm chủng. Công tác truyền thông về tiêm chủng cũng đã được các cơ quan báo chí đưa tin liên tục với nhiều hình thức khác nhau.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đối với tỉnh, thành phố triển khai tiêm chậm, sau ngày 15/8 tiêm không hết lượng vắc xin đã được phân bổ thì Bộ Y tế chủ động điều chuyển cho các đơn vị khác. “Lúc đó, Bộ Y tế sẽ không trao đổi lại mà sẽ căn cứ vào số liệu tồn để điều chuyển và nếu Bộ Y tế có điều chuyển cũng mong các địa phương thông cảm. Quan điểm là ưu tiên vắc xin cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đang có dịch”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh các địa phương, đơn vị cần nêu cao trách nhiệm trước người dân, từng đợt vắc xin được phân bổ phải tiêm nhanh nhất, vì sức khoẻ của người dân.

Đặc biệt, các hướng dẫn, khuyến cáo về chuyên môn đều được chuyển tải bằng thể loại infographic, hình ảnh để người dân dễ hiểu, dễ sử dụng. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu cần phải triển khai công nghệ thông tin, cập nhật thường xuyên, liên tục lên bản đồ với mục tiêu công khai, minh bạch về việc phân bổ vắc xin và tiến độ tiêm chủng để người dân biết, người dân giám sát. Công tác truyền thông cần phản ánh những nỗ lực của các lực lượng tiêm chủng, những điểm sáng, cách làm hay của các địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thêm, đến cuối năm 2021, số lượng vắc xin sẽ về nhiều và dồn dập, do vậy công tác chuẩn bị luôn sẵn sàng, đặc biệt là thời điểm mùa đông ở miền Bắc. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để việc vận chuyển, bảo quản (nhanh nhất, an toàn, bảo đảm tuyệt đối an toàn) đến các địa phương kịp thời, kho bảo quản tại các Quân khu trong tuần này phải xong, phải được cấp phép, thực hiện cơ chế điều hành Quân khu ngay từ lô vắc xin sau; nơi nào khó khăn thì quân đội sẽ huy động phương tiện của quân đội thực hiện. Công tác triển khai phải tổ chức bài bản, công khai tiến độ phân bổ và việc thực hiện tiêm chủng lên Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia ([email protected]).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm khởi động chiến dịch truyền thông kêu gọi người dân tải App, khai báo đầy đủ, đăng ký tiêm và triển khai cấp giấy chứng nhận tiêm chủng qua phần mềm; quét QR code, nhất là các địa điểm công cộng, trong đó có các điểm tiêm chủng. Kết quả xét nghiệm cũng được liên thông và trả qua phần mềm. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, trong đó chú trọng đến cách làm hay, làm tốt. Trong công tác tiêm chủng cần rà lại các quy trình, thống nhất để giảm áp lực hành chính, nhưng bảo đảm an toàn là trên hết./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và phương pháp hoạt động cần thiết để vận dụng vào công tác thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 227 Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động