Bảo đảm an toàn tối đa cho người tiêm vắc xin phòng Covid-19
Phóng viên: Việt Nam chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin kéo dài trong 9 tháng, vậy, trong chiến dịch này có những điểm mới nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Với sự nỗ lực rất lớn của Bộ Y tế và các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ hôm nay Việt Nam tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Mục tiêu lớn nhất của chiến dịch là tổ chức tiêm chủng cho người dân trong độ tuổi tiêm chủng nhiều nhất, nhanh nhất để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. |
Chiến dịch lần này có nhiều điểm thay đổi so với chương trình tiêm chủng quốc gia lâu nay của nước ta và đã đang thực hiện. Thứ nhất, vấn đề vận chuyển, phân phối, bảo quản vắc xin. Chúng ta đã thiết lập nên một hệ thống bảo quản hoàn toàn mới dựa vào lực lượng quân đội, là vắc xin sẽ bảo quản tại các kho của các Quân khu mà hai Bộ Quốc phòng và Y tế đã phối hợp thiết lập đạt tiêu chuẩn bảo quản GSP. Vắc xin từ đó chuyển tới tất cả các điểm tiêm ở các quận, huyện của các địa phương một cách nhanh nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của vắc xin.
Thứ hai, huy động một lực lượng lớn tổ chức tiêm chủng tại tất cả các điểm tiêm di động, cố định. Chúng ta dựa vào mạng lưới hệ thống y tế cơ sở của dân sự và y tế của quân đội, công an để triển khai đồng loạt công tác tiêm chủng, từ đó tăng tiến độ bao phủ vắc xin cho nhân dân.
Thứ ba, đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng, “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Công tác khám sàng lọc, theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khoẻ sau tiêm được triển khai trên toàn tuyến. Cùng với đó các chuyên gia đầu ngành về nhiều lĩnh vực của điều trị, dự phòng luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả các điểm tiêm để có thể xử lý mọi việc kịp thời.
Thứ tư, Bộ Y tế đã sửa tất cả các hướng dẫn chuyên môn trên nguyên tắc đảm bảo cho người tiêm.
Thứ năm, phối hợp một cách chặt chẽ và đẩy mạnh ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng. Đáng lưu ý nhất là ứng dụng “Sổ sức khoẻ điện tử” với các thông tin về tiêm chủng như đăng ký tiêm chủng, nhật ký tiêm chủng, theo dõi sau tiêm… Từ đó hình thành nên mã số cho mỗi người dân đã tiêm để cấp QR Code. Mã QR Code chính là căn cứ để đảm bảo “hộ chiếu vắc xin” sau này.
Với sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ để xây dựng một nền tảng ứng dụng trong tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19.
Thứ sáu, thiết lập giám sát chất lượng vắc xin. Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin đã thành lập tiểu ban giám sát chất lượng tiêm chủng, hoạt động mang tính chất độc lập tương đối để giám sát mọi hoạt động của quy trình tiêm chủng từ vận chuyển, bảo quản, phân bổ và tiêm chủng.
Đây là những điểm mới cơ bản của chiến dịch tiêm chủng lần này. Với phương châm làm thế nào để có vắc xin nhiều nhất, nhanh nhất và an toàn nhất cho người dân, đấy là mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng đã giao cho Bộ Y tế.
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, vì sao lại gọi chiến dịch tiêm chủng lần này là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Có thể nói rằng từ trước đến nay ở nước ta đã tổ chức nhiều chiến dịch tiêm chủng trong đó gần nhất là chiến dịch tiêm 23 triệu liều vắc xin sởi- rubela cho trẻ em.
Tuy nhiên, chiến dịch lần này triển khai trên quy mô lớn đảm bảo tiêm chủng 150 triệu liều vắc xin mà Việt Nam đã và đang đàm phán để đặt mua từ nay đến tháng 4/2022, tiêm cho người dân nhằm làm tăng độ bao phủ vắc xin với người dân để đạt miễn dịch công đồng.
Tiêm vắc xin Covid-19 là cách phòng bệnh hiệu quả. |
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, đến thời điểm này gần như tất cả người dân đều quan tâm và mong chờ được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Vậy chúng ta cần làm gì để đạt được mục tiêu bao phủ vắc xin cho 70% người dân?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Mục tiêu này ngay từ đầu đã được đặt ra đối với tất cả những người trên 18 tuổi. Sau khi tính toán, Bộ Y tế đã trình Bộ Chính trị, Chính phủ Nghị quyết về vấn đề tiêm vắc xin. Việt Nam đang cố gắng để mua 150 triệu liều vắc xin tiêm cho người dân. Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vắc xin toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11/2020, có những cam kết thoả thuận từ tháng 9/2020 nhưng đến nay chúng ta mới có vắc xin.
Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021. Tuy nhiên, sau tháng 9/2021, lượng vắc xin về Việt Nam sẽ nhiều, vì thế chúng ta đặt ra là tăng độ bao phủ với người dân.
Đây chính là lý do tại sao Nghị quyết của Chính phủ lại quy định về ưu tiên tiêm vắc xin, trước hết ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, cho những địa phương có dịch và những địa bàn tuyến đầu về phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.
Đây cũng chính là ưu tiên của chiến dịch tiêm chủng vắc xin ở nước ta, và đồng thời chúng ta cũng phải quan tâm đến tất cả các đối tượng tiêm chủng. Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh một điều quan trọng là tiêm chủng trong chiến dịch là miễn phí.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40