Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau
Người thầm lặng trao truyền “lửa nghề” điêu khắc tượng Phật Người “truyền lửa” góp phần bảo tồn Làng cổ Đường Lâm |
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, tên khai sinh là Lưu Văn Thi, quê ở quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng; tham gia cách mang khi mới 18 tuổi. Tháng 3 năm 1943, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, đày đi Sơn La. Hai năm sau, đồng chí vượt ngục, về hoạt động vũ trang tuyên truyền ở Võ Nhai, làm Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Yên.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trong lễ trao tặng kỷ vật. |
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 4 năm 1947, đồng chí Hoàng Thế Thiện được Đảng điều vào quân đội, làm Trưởng phòng Chính trị Liên khu 10; Chính ủy Trung đoàn Sông Lô; Chính ủy Trung đoàn Tây Đô, rồi Chủ nhiệm Chính trị Phân liên khu Tây Nam Bộ. Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, tháng 12 năm 1955, đồng chí là Chủ nhiệm Chính trị Liên khu 3, tiếp đó là Chính ủy Ban Nghiên cứu sân bay (tiền thân của bộ đội Không quân sau này). Đồng chí Hoàng Thế Thiện là Chính ủy đầu tiên của Cục Không quân, có công đặt nền móng công tác chính trị ở quân chủng kỹ thuật hiện đại này của quân đội ta…
Tháng 10 năm 1964, đồng chí được Đảng và quân đội cử vào Nam trên chuyến tàu không số. Từ 1964 đến 1974, đồng chí là Phó Chính ủy Quân khu 8, Phó Chính ủy Sư đoàn 9, Chính ủy Sư đoàn 1 Quân Giải phóng miền Nam, Chính ủy Sư đoàn 304, Phó Chính ủy Mặt trận 968 - Nam Lào, rồi Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn (Đoàn 559). Đầu năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện là Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.
30 năm chiến tranh, đồng chí Hoàng Thế Thiện được Đảng và quân đội tin cậy giao đảm trách công tác Đảng, công tác chính trị ở nhiều đơn vị quan trọng. Được cử vào chiến trường Nam Bộ vào thời điểm khó khăn nhất, đồng chí đã không quản gian khổ hy sinh, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sau ngày non sông liền một dải, tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IV (tháng 12 năm 1976), Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 4 năm 1977, đồng chí giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng kinh tế. Cuối năm 1978, đồng chí là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban B.68 Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy - Phó Trưởng Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia của Trung ương tại Campuchia, Trưởng Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Campuchia.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả, trở về nước, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được Đảng và Nhà nước phân công giữ chức Thứ trưởng thứ nhất Bộ Thương binh và Xã hội, rồi Thứ trưởng thường trực đầu tiên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa II. Trên các cương vị công tác, đồng chí luôn thể hiện là một cán bộ trung kiên của Đảng, xứng đáng là một chiến sĩ cách mạng mẫu mực, có phẩm chất và năng lực, đoàn kết chân thành, khiêm tốn giản dị, nhất mực nghĩa tình với đồng chí, đồng đội.
Dẫu đã đi xa gần 30 năm, nhưng hình ảnh và cuộc đời hơn 55 năm hoạt động cách mạng, chiến đấu và công tác của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện vẫn còn in đậm trong tâm trí của nhiều người. Nhiều tướng lĩnh, cán bộ lão thành cách mạng, các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà văn, nhà báo, đã có những bài viết, nhận xét, thể hiện tình cảm kính trọng, yêu mến vị tướng tài năng, đức độ.
Trong thư gửi Ban liên lạc Ban B.68 Trung ương Đảng và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngày 5 tháng 9 năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Đồng chí Hoàng Thế Thiện là một cán bộ cao cấp của Đảng, một vị tướng của Quân đội. Đồng chí đã từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp của Đảng, của Dân tộc. Đồng chí có ưu điểm nổi bật là dù ở cương vị nào cũng là tấm gương đoàn kết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng chí, đồng đội tin yêu.”
Phát biểu tại buổi lễ trao tặng kỷ vật gồm bức phù điêu bằng đồng và nhiều kỷ vật kháng chiến khác, ông Hoàng Anh Thi, con trai cố Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, Thường trực Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện xúc động cho biết: “Buổi lễ hôm nay không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của riêng gia đình, dòng họ Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện mà còn là niềm vui, niềm tự hào chung của cả một thế hệ ông cha đi trước đã có công lao to lớn, đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và làm nghĩa vụ quốc tế”.
Thượng tá Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh cũng chia sẻ: “Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Bảo tàng luôn thực hiện tốt 6 khâu công tác nghiệp vụ và chú trọng ưu tiên hàng đầu công tác sưu tầm hiện vật, đặc biệt sưu tầm những hiện vật, kỷ vật liên quan đến các tướng lĩnh Trường Sơn năm xưa. Bảo tàng xin hứa sẽ bảo quản và phát huy hiệu quả các kỷ vật và tài liệu của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, truyền lửa tri ân đến thế hệ trẻ ngày hôm nay”.
Ngay sau buổi lễ, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh sẽ sớm đưa bức phù điêu đồng và kỷ vật kháng chiến của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện vào trưng bày chính thức để phục vụ khách tham quan; nhằm giới thiệu những cống hiến của Vị tướng Trường Sơn - Hoàng Thế Thiện đối với “Con đường huyền thoại mang tên Bác Hồ kính yêu”; đồng thời phát huy ý nghĩa của các hiện vật để góp phần giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho các thế hệ kế tiếp để tự hào, phát huy truyền thống cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40