Những điểm mới trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)
Thúc đẩy bình đẳng giới trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) | |
Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), góc nhìn từ ngành Y | |
Nhiều đóng góp tâm huyết vào Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) |
10 điểm mới với người lao động
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh thì Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) trình Quốc hội Kỳ họp này, gồm 17 chương và 220 điều. Trong đó đã thể hiện được 10 điểm mới chủ yếu đối với người lao động và 6 điểm mới chủ yếu đối với người sử dụng lao động.
Người lao động đặc biệt quan tâm đến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Ảnh: LĐTĐ |
Cụ thể, đối với người lao động có 10 điểm mới trong dự thảo Luật, đó là: Lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ Luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động; Quy định nguyên tắc về chính sách nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; Quy định chế định về hợp đồng lao động đã quy định theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với người lao động;
Bổ sung quy định cụ thể hơn về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động; điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động, nhất là những lao động tại các doanh nghiệp chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động nhiều doanh nghiệp.
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động; quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần; quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể phân cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện; quy định về giải quyết tranh chấp lao động tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, kinh phí. Như vậy điểm mới đáng chú ý nhất liên quan đến chủ sử dụng lao động là “Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà thực hiện trên sự thương lượng, thỏa thuận của hai bên”. Điều này cần vai trò rất lớn của tổ chức Công đoàn. |
Đồng thời, quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên; bảo đảm bình đẳng giới đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ thay vì quy định hạn chế của Bộ luật Lao động hiện hành nhằm mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động; Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, bổ sung quy định linh hoạt hơn, quyền lựa chọn cơ chế giải quyết sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp, giải quyết hành chính của nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động. Bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
6 điểm mới đối với người sử dụng lao động
Đối với người sử dụng lao động, theo bà Nguyễn Thúy Anh, Dự thảo Luật có 06 điểm mới đối với người sử dụng lao động gồm: Lần đầu tiên luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác; mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài;
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; Quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần; Quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; Quy định về giải quyết tranh chấp lao động tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, kinh phí.
Như vậy điểm mới đáng chú ý nhất liên quan đến chủ sử dụng lao động là “Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà thực hiện trên sự thương lượng, thỏa thuận của hai bên”. Điều này cần vai trò rất lớn của tổ chức Công đoàn.
Liên quan đến quy định khung giờ làm thêm trong Dự thảo Luật, phát biểu tại Nghị trường ngày 23/10, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Từ năm 2000 đến nay, nhiều nước phát triển giảm số giờ làm mỗi tuần xuống chỉ còn 36 - 38 giờ, đơn cử "Đức là một trong những nước có năng suất lao động cao nhất thế giới, nhưng người lao động chỉ làm việc 26 giờ mỗi tuần. Trong khi, ở Việt Nam hiện nay, việc chênh lệch số giờ làm ở khu vực nhà nước (40 giờ mỗi tuần) và khu vực doanh nghiệp (48 giờ mỗi tuần) được Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cho là không bình đẳng. Thực tế, không có nước nào mà luật lao động lại quy định công chức làm ít giờ, công nhân làm nhiều giờ. Hầu hết các nước chỉ quy định chung về số giờ làm cho tất cả các khu vực. Vì vậy, Việt Nam cần có lộ trình giảm giờ làm bình thường cho người lao động từ 48 giờ xuống 40 giờ mỗi tuần trong 10 năm; trước mắt sẽ giảm còn 44 giờ, đến sau 2030 thì giảm còn 40 giờ. Nếu thực hiện được điều này, chúng ta vẫn đi sau thế giới 80 năm". |
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17