Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận |
Băn khoăn phạm vi thí điểm
Sáng 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất, dự kiến được tiến hành trên phạm vi toàn quốc.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn tỉnh Thanh Hoá) thống nhất chủ trương xây dựng Nghị quyết. Tuy nhiên, về phạm vi điều chỉnh, đại biểu băn khoăn: “Tại sao là phạm vi áp dụng trên địa bàn cả nước, mà nếu áp dụng trên địa bàn cả nước, thì làm sao còn gọi là thí điểm nữa. Theo tôi, nên xác định phạm vi áp dụng ở một số tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lớn”.
Theo Luật Đất đai năm 2024 thì chỉ có 1 trường hợp thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sở sử dụng đất ở. Đại biểu Mai Văn Hải đồng tình với việc mở rộng thêm 3 trường hợp, đó là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và đối với đất ở và đất trong một thửa liền với đất ở.
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Quốc hội |
Nhưng với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở cần phải có quy định chặt chẽ hơn. Trong đó, mở rộng đối với đất nông nghiệp nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực, đảm bảo được diện tích đất lúa 3,5 triệu hecta đến năm 2030.
Với diện tích đất ở phi nông nghiệp không phải là đất ở, những trường hợp này chủ yếu là đất của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị công an, quân đội... Đại biểu đề nghị, quy định rất rõ cơ chế để tiến hành thỏa thuận, tránh tình trạng gây thất thoát, lãng phí đối với đất cũng như tài sản công.
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn tỉnh Đồng Nai) nhìn nhận, có rất nhiều vấn đề đáng quan ngại phải xem xét cho chính sách thí điểm này.
“Thí điểm về đất đai khác với các chính sách khác, một khi đã xây dựng các công trình ở trên đó và đã thực hiện chuyển đổi mục đích, chúng ta sẽ không có khả năng khắc phục, và tác hại, những hệ lụy của nó sẽ là khôn lường và đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu về an ninh lương thực, về sử dụng đất đai”, đại biểu phân tích.
Đại biểu Nguyễn Công Long đề cập đến việc thí điểm ban hành chính sách này sẽ tạo ra mặt bằng pháp lý như thế nào? Quốc hội đã rất kỳ công và đã ban hành tất cả các hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, bất động sản, cho đến nay có thể khẳng định là chúng ta đã hoàn thiện khá cơ bản toàn bộ hệ thống cơ chế pháp lý cho kinh doanh bất động sản, từ Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch....
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Quốc hội |
“Đến nay chúng ta lại ban hành 1 nghị quyết thí điểm khác nữa, như vậy chúng ta sẽ có 2 mặt bằng pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản. Một là phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành như đất đai, kinh doanh bất động sản, nhà ở, quy hoạch... và hai là nghị quyết này có rất nhiều ưu thế hơn, như vậy thì sẽ tác động đến thị trường như thế nào”, đại biểu nhấn mạnh.
Tại sao không áp dụng với nhà ở xã hội?
Đại biểu Nguyễn Công Long cho hay, điều mà cử tri rất quan tâm là hiện nay tình trạng bất động sản như thế nào, giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức rất khó có thể mua được.
“Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế gì thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội? Tại sao cơ chế này lại không áp dụng để thực hiện đối với cả nhà ở xã hội, mà lại chỉ có mỗi nhà thương mại”, ông Long đặt câu hỏi.
Đại biểu cũng cho rằng, chính sách thí điểm cũng góp phần phát triển thị trường nhà ở thương mại phục cho nhu cầu chung của xã hội, tuy nhiên, đối tượng yếu thế thì lại không có một chính sách gì cả, nên cần cân nhắc.
Qua thực tế đánh giá Chính phủ báo cáo cụ thể là rất nhiều địa phương chuyển mục đích sử dụng đất chuyển sang xây dựng các dự án thương mại không có gì vướng cả. Vậy tại sao lại phải đồng loạt thí điểm hết toàn bộ?
“Phạm vi của nghị quyết này chúng ta cần rất cân nhắc, không thể nào mở đại trà như thế này được. Trong tài liệu cũng đã đánh giá tất cả những hệ lụy tiêu cực, ví dụ như chuyện đầu cơ đất đai, tình trạng mua gom đất đai chờ lên giá, thu gom đất nông nghiệp”, đại biểu đề nghị.
Ông Long cũng cho rằng, đây không phải là nguy cơ nữa, mà câu chuyện thu gom đất nông nghiệp có hàng chục năm nay. “Chúng tôi cũng hiểu tại sao các hiệp hội, các nhà đầu tư rất kiên trì trong việc vận động Chính phủ, vận động Quốc hội trong việc theo đuổi chính sách này, bởi vì lợi nhuận.
Tất nhiên nhà đầu tư phải nhìn vào lợi nhuận, và lợi nhuận với lĩnh vực nhà ở thương mại thì lợi nhuận tối đa nhất chính là chênh lệch địa tô, chênh lệch địa tô này nếu như chiếu theo các quy định của pháp luật đất đai, Luật Nhà ở hiện hành có lẽ dư địa không còn nhiều. Cho nên họ mới nhằm vào câu chuyện đất đai để tập trung vào vận động chính sách này, đây là điều quan ngại”, đại biểu phân tích.
Dẫn ví dụ vụ án Alibaba, đại biểu Nguyễn Công Long cho rằng, phải làm sao ngăn chặn được nguy cơ này, đảm bảo phát triển một cách lành mạnh và đặc biệt phải coi trọng, không để tình trạng thu gom và chuyển đất lúa, đất rừng, đất sản xuất, bởi vì tình trạng này rất nguy hiểm.
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đoàn tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đoàn tỉnh Đồng Nai) phân tích: “Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật từ Hà Giang đến Cà Mau, và các tỉnh khác, nhà ở thương mại rất nhiều, và có những đô thị không có người ở.
“Chúng ta lại tiếp tục thí điểm, tiếp tục làm 30% nữa trong khi đó nhu cầu thực sự người dân quan tâm là nhà ở xã hội. Vậy, tại sao lại không dành quỹ đất để phục vụ cho nhà ở xã hội mà những người dân đang rất cần”, đại biểu nêu rõ.
Đại biểu Đỗ Huy Khánh dẫn chứng, những người thu nhập thấp, lương 7-10 triệu đồng, 20 triệu đồng, người ta không đủ tiền để mua nhà ở thương mại.
“Công nhân, cán bộ, công chức làm việc ở những thành phố lớn hoặc là khu công nghiệp, người ta bốc thăm 5 lần 7 lượt để mong muốn được một ngôi nhà ở xã hội khoảng 50m2 cũng rất khó. Trong khi đó, chúng ta làm chính sách ở đây, chúng ta làm nhà ở thương mại, trong khi đó có những đô thị bây giờ không có người ở”, đại biểu nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô
Tin khác
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thời sự 02/12/2024 22:19
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Sự kiện 02/12/2024 19:04
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh
Thời sự 02/12/2024 13:59
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Thời sự 02/12/2024 11:04
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
Sự kiện 02/12/2024 06:19
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
Sự kiện 30/11/2024 20:01
Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô
Sự kiện 30/11/2024 16:34
Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an
Sự kiện 30/11/2024 16:30
Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân
Sự kiện 30/11/2024 15:17
Vinh danh 23 công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo
Sự kiện 30/11/2024 15:01