Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), góc nhìn từ ngành Y
Nâng cao kiến thức an toàn lao động: Góc nhìn từ ngành Y tế | |
Thiết thực, hiệu quả từ phong trào đặc thù ngành nghề | |
Ghi nhận từ những sự đổi thay |
Bài viết này không bàn về nội hàm của luật mà chỉ đề cập đến góc nhìn về “tuổi nghỉ hưu”, chế độ “thụ hưởng bảo hiểm” và “đặc thù nghề nghiệp” sao cho tạo ra sự công bằng đối với người lao động cũng như tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngành Y là một lĩnh vực điển hình.
Các GS, bác sĩ, y tá... Bệnh viện E đang tiến hành phẫu thuật tim (ảnh BV) |
Xét về góc độ đào tạo, thời gian công tác và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, ngành Y là ngành rất đặc thù. Nếu như đối với hệ cử nhân, quá trình đào tạo chỉ mất 4 năm; khối kỹ sư, thời gian đào tạo 5 năm; hệ thống trường quân đội, an ninh thời gian đào đạo 5 năm (hệ học viện, đại học), song từ khi học viên vào học đã được tính vào biên chế của ngành, riêng ngành Y thời gian đào tạo mất 6 -7 năm. Sinh viên ngành Y tốt nghiệp ra trường, nếu về công tác tại các huyện, quận hoặc miền núi, hải đảo... chỉ mất một thời gian tập sự là các bệnh viện, tuyến y tế cơ sở căn cứ theo năng lực chuyên môn có thể tiếp nhận, ký hợp đồng lao động. Song đối với tuyến bệnh viện Trung ương, bệnh viện đầu ngành, bệnh viện hàng đầu của hai thành phố: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cùng một số địa phương để trờ thành bác sĩ điều kiện cần tiếp theo là phải có bằng bác sĩ nội trú (học khoảng 3 năm). Nghĩa là để trở thành bác sĩ, được ký hợp đồng hưởng lương, bác sĩ đó phải mất thời gian đào tạo khoảng 1 thập kỷ!
Nếu làm phép so sánh thông thường về quãng thời gian đóng, thụ hưởng bảo hiểm (làm việc - nghỉ hưu là bác sĩ) với ngành Y (chưa tính tới người lao động là y tá, điều dưỡng…) mới thấy hết sự thiệt thòi. Cụ thể, ví một sinh viên theo học hệ cử nhân, 22 tuổi tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm (nếu không bị thất nghiệp) lao động đó sẽ được đóng bảo hiểm theo luật định. Còn nếu làm trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn thể... sẽ có đủ quỹ thời gian để được tăng hệ sống lương, thi tăng ngạch lương và chuyên viên chính. Tuy nhiên, đối với những bác sĩ của ngành Y như đã đề cập ở trên, phải ở ngưỡng tuổi 30 mới chính thức làm việc, hưởng lương và tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đặc thù nghề nghiệp là vậy, trong khi Luật hiện hành quy định: nam 60, nữ 55 tuôit về hưu, tính ra một nữ bác sĩ (nếu làm các bệnh viện tuyến Trung ương) công tác khoảng 28- 29 năm đã phải nhận sổ hưu. Hệ quả, xét về mặt thụ hưởng bị thiệt đơn, thiệt kép. Thời gian đóng bảo hiểm ít, hệ số tăng thang bảng lương theo năm công tác cũng không thể hết bậc như các ngành, vì độ tuổi trung bình khi vào làm việc của bác sĩ y khoa cao hơn các ngành nghề, lĩnh vực khác. Lương hưu không cao.
Dẫu hiện nay, ngành Y đang tiến tới mô hình các bệnh viện tự chủ về tài chính. Tự chủ tài chính có thể áp dụng trong việc trả lương (đúng hơn trả tiền công theo doanh thu và vị trí việc làm), còn lĩnh vực đóng - thụ hưởng bảo hiểm, tuổi nghỉ hưu vẫn phải tuân thủ theo pháp luật. Đấy là chưa kể, đối với ngành Y, cụ thể những người trực tiếp làm tại hệ thống bệnh viện chuyên “chữa trị- cứu người” như các bác sĩ có học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa luôn vốn là tài sản quý, quy định tuổi hưu cũng như các lĩnh vực quản lý Nhà nước, hội đoàn thể, chính trị sẽ rất phí. Dẫu biết, đa số các bác sĩ khi về hưu phần do sự say mê nghề nghiệp đều vào làm thêm hệ thống bệnh viện tư hay phòng khám đa khoa (song đây là câu chuyện khác).
Từ góc nhìn chân thực về ngành Y, nên chăng trong dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) chúng ta một mặt không nên cào bằng tuổi nghỉ hưu, một mặt hạn chế luật khung theo hướng nên chi tiết hóa các loại hình, ngành nghề, lĩnh vực đặc thù về trần tuổi nghỉ hưu. Quy định như thế không chỉ tạo ra sự công bằng đối với người lao động đang công tác trong các ngành, nghề lĩnh vực mà còn “tận dụng” được chất xám của đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đang trực tiếp làm việc tại các cơ sở khoa học như Y khoa, công nghệ...
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32