Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Vấn đề ưu đãi tiền lương cho nhà giáo tiếp tục được thảo luận sôi nổi.

Theo dự thảo Luật, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh, trừ khi có thỏa thuận khác.

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Đại biểu Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông). Ảnh: Quốc hội

Thảo luận tại nghị trường, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) tán thành việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp. Đại biểu đề nghị song song với việc xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo.

Đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò quyết định của hệ thống giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) cho rằng, quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp là chưa rõ ràng, dễ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau.

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội

Do đó, đại biểu đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo, đảm bảo mức lương cao hơn rõ ràng so với các ngành khác trong khối hành chính sự nghiệp. Đồng thời, tăng phụ cấp ưu đãi nghề đặc biệt ở các khu vực khó khăn, với tỷ lệ phụ cấp từ 50 đến 100% tùy theo mức độ đặc thù của từng địa phương. Quy định rõ mức độ ưu tiên và cơ chế thực thi cho nhà giáo ngành nghề đặc thù, đảm bảo công bằng, hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) phân tích, quy định “tiền lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập đàm bảo không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác” dường như rất nhân văn nhưng đôi khi lại tạo ra rào cản cơ hội tìm việc làm cho chính các giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ mới ra trường.

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương). Ảnh: Quốc hội

Nữ đại biểu cho rằng, các giáo viên giảng dạy tại cơ sở ngoài công lập bản chất là hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động (chủ đầu tư nhà trường) và người lao động (giáo viên), vậy thì tiền lương phải dựa trên mức thỏa thuận, dựa vào hiệu quả kinh doanh... không thể áp đặt cơ sở giáo dục ngoài công lập trả lương giống như cơ sở giáo dục công lập được.

“Đối với những cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện nay, thường là họ trả lương cho giáo viên cao hơn cơ sở giáo dục công lập, còn đối với cơ sở giáo dục nhỏ, đang bắt đầu phát triển, quy định này dường như tạo sự khó khăn trong việc vận hành, cân đối nguồn thu chi.

Hợp đồng là sự thỏa thuận, vì vậy việc trả lương và các chính sách làm việc cũng là sự thỏa thuận, Nhà nước không nên can thiệp, áp đặt quá sâu vào các quan hệ mang tính thỏa thuận, chúng ta hỗ trợ giáo viên ngoài công lập từ các chính sách khác như đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ thêm tiền lương từ ngân sách... đừng đặt gánh nặng lên vai doanh nghiệp (chủ đầu tư cơ sở giáo dục) để vô tình tạo ra áp lực cho họ”, đại biểu nêu rõ.

Đồng thời, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, nên có chính sách ưu đãi đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Vì nhà giáo tại cơ sở công lập hay ngoài công lập thì đều là nguồn nhân lực của ngành giáo dục, đóng góp chung cho sự nghiệp giáo dục...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) nhấn mạnh, đội ngũ nhà giáo chiếm 70% số lượng viên chức, trong khi đó, chúng ta đang áp bảng lương đội ngũ viên chức cho đội ngũ nhà giáo. Theo đại biểu, kể cả có nâng thành mức cao nhất trong bảng thì vẫn là không phù hợp.

Vì vậy, cần xây dựng bảng lương riêng để phù hợp với đặc điểm, vị trí công việc của nhà giáo. Cần quy định nhà giáo là đối tượng được mua nhà ở xã hội như đối với sĩ quan trong quân đội. Chế độ tiền lương cần bù đắp thỏa đáng hao phí lao động, để nhà giáo yên tâm công tác...

Qua thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhất trí với quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, cho rằng đây là nội dung quan trọng, cần thiết để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, nhất là Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết của Đảng về cải cách chính sách tiền lương; cân nhắc việc quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo ở khu vực ngoài công lập.

Ủy ban Văn hóa, giáo dục cũng nhất trí quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn (không quá 5 tuổi) so với quy định của Bộ luật Lao động và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ trước tuổi...

Điều hành nội dung phiên họp, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân sâu sắc và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo lão thành, các vị đại biểu Quốc hội đã và đang làm việc trong ngành giáo dục cùng gần 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền Tổ quốc.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Giá xăng ngày 20/2 sẽ tăng khoảng 300 đồng/lít?

Giá xăng ngày 20/2 sẽ tăng khoảng 300 đồng/lít?

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày mai (20/2), theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh tăng nhẹ. Trong đó, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ trong khoảng 200 - 280 đồng/lít. Nếu đúng như dự đoán, giá xăng sẽ có lần thứ 2 liên tiếp được điều chỉnh tăng trong tháng 2/2025.
Thanh Trì: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Thanh Trì: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khoá XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các đại biểu đã được thông qua Tờ trình về việc xây dựng Đề án hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy, sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện.
Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt 8% trở lên theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, thì việc đảm bảo quy mô nguồn điện phải tăng trưởng gấp 2,5 - 3 lần công suất hiện tại. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chính Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương tổ chức.
Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt cho phát triển khoa học, công nghệ

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt cho phát triển khoa học, công nghệ

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 19/2, có 454/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Sáng 19/2, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV

Sáng 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Triệu tập tài xế ô tô kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy

Triệu tập tài xế ô tô kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy

Ngày 19/2, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 5 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết đã triệu tập tài xế điều khiển xe ô tô Mazda CX-5 kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy chiều 18/2.

Tin khác

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt cho phát triển khoa học, công nghệ

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt cho phát triển khoa học, công nghệ

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 19/2, có 454/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Sáng 19/2, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV

Sáng 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Dự án luật sẽ được xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội

Dự án luật sẽ được xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội

Sáng 19/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 461 đại biểu tham gia biểu quyết, 459 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 96,3% tổng số đại biểu, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) - đạo luật làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quốc hội thông qua dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng trị giá gần 8,4 tỷ USD

Quốc hội thông qua dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng trị giá gần 8,4 tỷ USD

Với 455/459 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 95,2% số đại biểu tham dự, Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Quốc hội thông qua chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Quốc hội thông qua chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đã được 459/459 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 19/2.
Quốc hội "chốt" chính sách đặc thù xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội "chốt" chính sách đặc thù xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về các cơ chế chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sau sắp xếp 5 năm, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định

Sau sắp xếp 5 năm, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định

Khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định của pháp luật thì chậm nhất là 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.
Chính quyền địa phương vẫn song hành Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Chính quyền địa phương vẫn song hành Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, dự thảo Luật được thông qua giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như hiện nay, cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội: Không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ

Chủ tịch Quốc hội: Không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ cấu, tổ chức, chế độ làm việc, đơn vị chuyên môn giúp việc, đảm bảo điều kiện hoạt động, không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan.
Xem thêm
Phiên bản di động