Những dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ 2015 - 2020

(LĐTĐ) Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm của tập thể lãnh đạo, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, có nhiều dấu ấn nổi bật, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI, Báo cáo Chính trị trình tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội khẳng định 14 kết quả nổi bật.
Những dấu ấn đáng ghi nhớ trong phong trào phụ nữ thời kỳ hội nhập Những dấu ấn 65 năm mùa Thu cách mạng Những dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội

1. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững

Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3-7,8%). Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 tăng 15 bậc lên vị trí thứ 9.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn trước. Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách với trên 2.775 dự án, vốn đăng ký trên 1,4 triệu tỷ đồng. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 đạt 8,67 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 25 tỷ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011 - 2015. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1%/năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2019 đón hơn 7 triệu khách quốc tế - Hà Nội nằm trong top 10 điểm đến hàng đầu thế giới.

Những dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ 2015 - 2020
Tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3 vừa được khánh thành.

2. Diện mạo đô thị khang trang, hiện đại

Hà Nội đã triển khai và cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đến năm 2019 đạt 86%. Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng... Diện tích đất dành cho giao thông tăng, năm 2020 ước đạt 10,05% đất đô thị; tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng được nâng lên, ước đạt 20,05%.

Thành phố đã chú trọng phát triển đô thị theo hướng bền vững, đô thị thông minh. Từng bước thực hiện cụ thể hóa chủ trương phát triển nhà ở Thành phố với tổng diện tích sàn nhà ở đã phát triển mới giai đoạn từ 2016 đến nay là 25,3 triệu m2, đạt 27,25m2/người, vượt mục tiêu đề ra. Trật tự, kỷ cương xây dựng từng bước được lập lại, số công trình vi phạm giảm mạnh từ 13,5% năm 2015 xuống còn 3,07%. Đáng chú ý, Thành phố đã hoàn thành Chương trình một triệu cây xanh trước 2 năm và trồng thêm 600 nghìn cây…

3. Xây dựng nông thôn mới "về đích" trước hạn 2 năm

Hà Nội đã xây dựng và triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình 02-CTr/TU. Hạ tầng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới, tổng mức vốn huy động đầu tư trung bình hằng năm trên 12 nghìn tỷ đồng. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét. Đến cuối năm 2020, có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hoàn thành trước hạn 2 năm mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới dẫn đầu cả nước.

Thành phố đã triển khai và xây dựng được 15 xã nông thôn mới nâng cao. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây ăn quả; chăn nuôi tập trung; trồng hoa, cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao. Bước đầu đã hình thành được các chuỗi liên kết trong sản xuất an toàn thực phẩm. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt kết quả tốt; đã có 1.000 sản phẩm, vượt mục tiêu đề ra và chiếm 41% cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 55 triệu đồng, gấp 1,36 lần năm 2016.

4. Tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO

Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức trở thành thành viên mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố đã chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh văn hóa, nhất là gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Nhiều di sản văn hóa trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Đáng chú ý, Thành phố đã tổ chức phố sách Hà Nội, phát triển văn hóa đọc; khai thác có hiệu quả các không gian văn hóa sáng tạo cộng đồng (phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố bích họa Phùng Hưng,…), trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật của Thủ đô. Thành phố đã phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố đến năm 2025.

5. Tiếp tục dẫn đầu cả nước về giáo dục và đào tạo

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, về chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, về số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. 100% giáo viên đứng lớp đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn cao. Tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia năm 2020 đạt 75%, hoàn thành sớm 2 năm về tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia.

Chất lượng giáo dục đại học trên địa bàn được nâng cao, nhiều trường tích cực đổi mới, tiệm cận với xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,14% năm 2015 lên 70,2%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48% năm 2020; tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Hà Nội dẫn đầu trong nhiều kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia và quốc tế.

6. Phát triển khoa học và công nghệ được chú trọng đẩy mạnh

Thành phố đã đổi mới cơ chế quản lý các nhiệm vụ khoa học, công nghệ; chuyển mạnh từ phương thức giao nhiệm vụ sang đặt hàng, tuyển chọn. Đã triển khai 345 nhiệm vụ khoa học, công nghệ, trong đó 85% nhiệm vụ sau khi nghiệm thu đã được ứng dụng vào thực tiễn, nhất là Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cung cấp luận cứ khoa học xây dựng Văn kiện Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố.

Đáng chú ý, Thành phố đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương cơ bản hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Xây dựng, đưa vào hoạt động Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội (HBI-IT), dự án Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Những dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ 2015 - 2020
Công nhân lao động Thủ đô hăng say lao động

7. Chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao

Nhiệm kỳ qua, Thành phố đặc biệt chú trọng đến công tác an sinh xã hội. Các chính sách của Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ và kịp thời; ngoài ra còn ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng có của Hà Nội về phúc lợi xã hội. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế 90,1%; lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia Bảo hiểm xã hội đạt 37,5%, tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đạt 32%. Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước 2 năm, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

8. Cơ giới hóa trong công tác vệ sinh môi trường

Thành phố hoàn thành lập hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về đất đai, cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thành phố đã đầu tư hệ thống trạm quan trắc tự động đánh giá ô nhiễm môi trường tại khu xử lý rác thải, nước thải, không khí và các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm. Xây dựng Trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường, hệ thống hiển thị thông tin đại chúng.

Đáng chú ý, Thành phố đã đầu tư cơ giới hóa trong công tác vệ sinh môi trường, tiết kiệm chi phí. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt khu vực nội thành, chất thải y tế đạt 100%. Xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường nước tại 129 hồ và xử lý triệt để 25/25 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...

9. Tiếp tục giữ vững ổn định an ninh - quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội

Thành ủy đã tập trung lãnh đạo thực hiện hiệu quả Chương trình 05-CTr/TU và nhiều chủ trương, giải pháp về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh về an ninh, trật tự ở cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ.

Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, hoạt động của các cơ quan Trung ương và quốc tế, các sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa diễn ra trên địa bàn, nổi bật là sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội được Trung ương ghi nhận, dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “Thành phố vì hòa bình”. Mức độ an ninh, an toàn của Thủ đô ngày càng nâng lên, được nhân dân Thủ đô, du khách và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Hà Nội cũng đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô vững mạnh toàn diện. Lực lượng vũ trang Thủ đô tích cực, chủ động trong phòng, chống đại dịch Covid-19, là lực lượng xung kích, tuyến đầu với trách nhiệm cao.

10. Nâng cao uy tín, vị thế của Thủ đô trên thế giới

Đến nay, Hà Nội đã có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố lớn trên thế giới… Thành phố đã ký kết 32 thỏa thuận quốc tế trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, nhất là các chương trình hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao; quản lý đô thị bền vững; giáo dục và đào tạo; y tế… Dấu ấn tốt đẹp từ ngoại giao nhân dân được tạo dựng thông qua việc triển khai nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và thực sự trở thành cầu nối hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế.

Nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh, đặc biệt sau kỷ niệm 20 năm “Thành phố vì hòa bình”, Hà Nội đã được UNESCO vinh danh danh hiệu “Thành phố thiết kế sáng tạo” trong mạng lưới “Thành phố sáng tạo”. Đây là cơ hội thuận lợi cho Thành phố trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và hướng tới Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.

11. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền

Cải cách hành chính được triển khai đồng bộ, toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp. Thành phố đã tiến hành rà soát, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết đối với 261 thủ tục hành chính; thí điểm kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 100%, là địa phương dẫn đầu cả nước. Qua đó, các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền Thành phố được cải thiện qua các năm: Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) năm 2019 xếp thứ 2 (tăng 7 bậc so với 2015).

Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp và Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố được đánh giá là điểm sáng trong cả nước. Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành 148 nghị quyết, trong đó có 79 nghị quyết chuyên đề. Cạnh đó, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng sâu sát, cụ thể “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc, một đầu mối xuyên suốt”.

12. Tạo được sự đồng thuận của xã hội, củng cố niềm tin đối với Đảng và Nhà nước

Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố tới cơ sở đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở. Vai trò giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được phát huy rõ nét, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp tổ chức 23.350 cuộc giám sát, 5.650 hội nghị phản biện.

Qua đó, các cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, kịp thời giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc từ cơ sở, góp phần xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân ngày càng chặt chẽ.Công đoàn Thủ đô tập trung đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, viên chức, lao động. Các phong trào thi đua được đẩy mạnh, gắn với thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”.

13. Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí

Đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp từ chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế đến hình sự. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn Thành phố. Thực hiện quan điểm kiên quyết, kiên trì, liên tục đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; quyết tâm cao, hành động mạnh mẽ, dứt khoát, không khoan nhượng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ...

Đáng chú ý, Thành ủy, Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU của Thành ủy chỉ đạo xây dựng 13 chuyên đề về phòng, chống tham nhũng và Đề án 56-ĐA/BCĐ về “Đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn Thành phố”, đây là điểm sáng tạo, thể hiện quyết tâm chính trị cao, cách làm bài bản, khoa học, chặt chẽ của Thành ủy Hà Nội trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

14. Triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và các Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy; xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh. Công tác chính trị, tư tưởng được đổi mới, nâng cao chất lượng gắn với thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác tổ chức, cán bộ có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, góp phần giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm. Công tác dân vận được quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Chất lượng, hiệu quả công tác nội chính và cải cách tư pháp được nâng lên. Phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy đảng được đổi mới. /.

14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020 - 2025

1.Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ Thành phố trong sạch, vững mạnh.

2. Tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững.

4. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp Thành phố, triển khai mạnh mẽ nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

5. Phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của Nhân dân Thủ đô.

6. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

7. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh.

8. Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô.

9. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

10. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô trong mọi tình huống.

11. Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô

12. Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị.

13. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hoạt động của các hội quần chúng Thành phố, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân Thủ đô.

14. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động