Những cửa ô ngày ấy, bây giờ
Cửa ô duy nhất của kinh thành Thăng Long Cửa ô Hà Thành xưa và nay Ô Quan Chưởng - cửa ô cuối cùng của Hà Nội |
Nơi lưu giữ ký ức hào hùng
Tôi là người theo “chủ nghĩa” lang thang. Thế nhưng, dịch Covid-19 khiến thú vui xê dịch ấy chẳng thể duy trì được. Không lang thang ra đường từ xa lộ đến ngóc ngách của thành phố, ngõ nhỏ, phố nhỏ thì lại lang thang trên xa lộ internet. Trên mạng xã hội có muôn vàn thứ, tốt có và xấu có.
Thế nhưng, khi nhắc đến Hà Nội, nhắc đến những di tích, chứng tích hằn in vết thời gian thì chẳng ai buông lời chê bai mà chỉ có mênh mang những nỗi nhớ. Người ta mong Hà Nội chóng khỏe trước đại dịch, những điểm di tích sớm đi vào hoạt động để người trẻ có thể tìm hiểu và thấy được hình bóng cha ông qua những dấu tích thời gian.
Ô Quan Chưởng là một trong những di tích lịch sử thuộc “top” các điểm du lịch “lãng mạn” nhất tại Thủ đô duy nhất còn sót lại. (Ảnh: Giang Nam) |
Qua những ngày Hà Nội quyết liệt chống dịch, nhịp sống thường nhật cũng dần khôi phục lại. Và tôi lại có cơ hội để hòa mình vào dòng người trên phố với khẩu trang và quần áo kín mít để tránh bụi đường, miệng lẩm nhẩm theo lời bài hát vọng ra từ hai bên đường. Thế rồi, như vô thức, trong buổi chiều đầu tháng 10 ấy tôi mải loanh quanh từ cầu Long Biên, qua phố Trần Nhật Duật rồi rẽ tới cổng Ô Quan Chưởng sừng sững, uy nghi.
Với Ô Quan Chưởng (Ðông Hà Môn) đây không phải là lần đầu tiên tôi tìm đến. Trước đó, không ít lần nơi góc phố này tôi đã nén lặng để chiêm nghiệm sự tương phản của cổ xưa và hiện đại, của trầm mặc và náo nhiệt. Nghe kể, Ô Quan Chưởng là một trong những cổng trấn bảo vệ Hà Nội, được xây theo lối tam quan như cổng thành, tường được xây khá dày, cửa chính và hai cửa phụ hai bên, có cửa khép mở ở ba ô, trên ô chính giữa có vọng lâu có thể nhìn xa.
Trong dịp may mắn gặp và trò chuyện với Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Phạm Hồng Cư từng là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, thuộc Trung đoàn Thủ đô - đơn vị đầu tiên nhận mệnh lệnh vào tiếp quản Thủ đô năm 1954. Qua những lời kể lịch sử, tôi cảm nhận được không khí reo vui nơi cửa ô Thủ đô. Đó là lời ca, tiếng lòng thổn thức của người dân ngày Thủ đô được giải phóng: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố/ Trùng trùng say trong câu hát/ Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời/ Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về/Cả cuộc đời tươi vui về đây/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào, chảy dòng sương sớm long lanh…” |
Xưa kia, các cửa ô đều có lính gác, nên trên tường cửa chính hiện vẫn còn tấm bia đá khắc năm 1882, ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu, cấm lính canh gác sách nhiễu những đám tang qua lại cửa ô. Trên cửa lớn có ba chữ Hán có nghĩa là “Đông Hà Môn”. Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành xưa ấy đã trải qua bao biến cố của lịch sử.
Theo sử ghi, sau khi chiếm đóng Hà Nội, người Pháp phá bỏ các công trình cũ quanh thành thị để mở rộng khu phố mới. Nhưng tới Ô Quan Chưởng, thì bị nhân dân ở đây phản đối, đấu tranh dữ dội, nên được giữ lại, nhờ vậy mà lưu giữ được một nét kiến trúc độc đáo mà chỉ riêng Hà Nội mới có.
Lại nữa, trong dịp may mắn gặp và trò chuyện với Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Phạm Hồng Cư từng là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, thuộc Trung đoàn Thủ đô - đơn vị đầu tiên nhận mệnh lệnh vào tiếp quản Thủ đô năm 1954. Qua những lời kể lịch sử, tôi cảm nhận được không khí reo vui nơi cửa ô Thủ đô.
Đó là lời ca, tiếng lòng thổn thức của người dân ngày Thủ đô được giải phóng: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố/ Trùng trùng say trong câu hát/ Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời/ Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về/Cả cuộc đời tươi vui về đây/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào, chảy dòng sương sớm long lanh…”
Không chỉ đơn thuần là dấu tích cuối cùng của thành lũy bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa mà cửa ô này còn là một chứng nhân, ghi dấu những biến thiên của lịch sử. Nơi cửa ô, hình ảnh đoàn chiến sĩ nối nhau tiến vào Hà Nội đã thắp lên niềm tin, hy vọng, giải tỏa những mong chờ ngày những người con anh hùng của Hà Nội, của đất nước trở về tháo bỏ gông xiềng ách thực dân.
Cửa ô khi xưa là thế, nay nơi cửa ô vẫn là một trong những điểm “lãng mạn” nhất tại Thủ đô. Sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những vị khách nước ngoài trầm trồ đứng chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của cửa ô Hà thành, những cô gái e ấp trong bộ áo dài trắng chụp ảnh, lưu lại kỷ niệm với chứng tích Hà Nội xưa, hay đơn giản, đây là chốn dừng chân của những gánh hàng rong, sau những giờ phút mệt nhọc qua bao phố phường...
Biến đổi qua thời gian
Năm cửa ô xưa, ngoài Ô Quan Chưởng sẽ thật thiếu nếu không nhắc đến cửa ô ở phía Tây Nam và Đông Nam thành Thăng Long xưa, đó là Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền và Ô Đống Mác. Lần giở lịch sử tìm hiểu thì biết, Ô Chợ Dừa là cửa vào thành quan trọng ở phía Tây Nam. Xưa kia, mỗi khi xuất quân đi đánh giặc, các quan tướng thừa lệnh thường nhận chiếu chỉ, lạy từ vua trước sân rồng rồi mới lên xe, lên ngựa. Cờ mở, trống dong, quân sĩ xuất binh thường sẽ qua cửa này.
Lại nữa, ở phạm vi khu vực Đê La Thành về hướng Đông có Ô Cầu Dền. Đây cũng là một cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, xuất hiện từ thế kỷ 11 - 12 thời Lý. Cửa ô này góp phần nối liền Thăng Long với các trấn và các tỉnh phía Nam (vào kinh đô Huế). Với Ô Đống Mác, ngày nay cửa ô này là ngã tư Lò Đúc - Trần Khát Chân - Kim Ngưu. Đống Mác xưa là cửa ô vô cùng quan trọng vì là cửa khẩu kiểm soát thuyền đi vào địa phận kinh thành Thăng Long.
Một số cửa ô xưa vẫn còn đó, nhưng từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, những "cửa ô mới" của Thủ đô có thêm nhiều tuyến giao thông hiện đại giúp kết nối vùng miền hiệu quả. (Ảnh: Giang Nam) |
Lại nhắc chuyện những cửa ô, hôm cùng tôi tản bộ để tìm nét làng, nét phố lấy tư liệu viết bài, nhà văn Nguyễn Văn Học, đồng nghiệp chuyên nghiên cứu về văn hóa trên báo Nhân Dân bảo với tôi rằng, những cửa ô xưa, nếu giờ chú ý vẫn có thể thấy nó ẩn hiện trong nhịp phát triển. Chẳng hạn, địa giới xưa của Ô Đống Mác giờ đây còn mang tên phố. Cách Ô Đống Mác không xa là Ô Cầu Dền, nơi giao nhau của các phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Phố Huế - và đê Tô Hoàng. Ô Chợ Dừa nằm ở khoảng ngã tư các con phố La Thành - Khâm Thiên - Tôn Đức Thắng và Nguyễn Lương Bằng.
Đi trên đường phố mới của Hà Nội hôm nay, nơi những cửa ô xưa cũ nay phần lớn đã trở thành những trục giao thông rộng rãi, thênh thang. Những trục đường mới nơi cửa ô xưa vẫn vậy, vẫn đóng vai trò kết nối, thông thương, mang lại sự phồn thịnh cho mảnh đất Kinh kỳ. Những chứng tích năm nào như Chùa Bộc, Thái Thịnh, Thái Hà; những Láng Hạ, Láng Trung lại nhớ đến pháo đài Láng năm xưa - bắn phát đại bác bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc... Chợ Đồng Xuân sau hai lần xây dựng lại to đẹp, sầm uất, nhộn nhịp bán mua. Sống giữa Thủ đô hôm nay, những con đường từ năm cửa ô đổ về trung tâm - Hồ Gươm đã mọc lên những ngôi nhà mới, tầng cao, tầng thấp đủ kiểu Âu - Á, Tây, Đông.
Tại Hội thảo khoa học "Giao thông - quy hoạch: Vấn đề và giải pháp cho Hà Nội" PGS.TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, luôn có sự kết hợp giữa giao thông và quy hoạch. Theo Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm có khu đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái nhằm giảm sức ép cho khu vực nội đô. Đô thị trung tâm là khu vực nội đô hiện tại được phát triển mở rộng về phía Tây Nam đến đường Vành đai 4; về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông với khu vực Gia Lâm và Long Biên. Năm đô thị vệ tinh bao gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn… |
Qua lời kể của nhà văn Nguyễn Văn Học tôi tự nghiệm ra rằng, người Hà Nội hôm nay trân trọng các cửa ô vì tinh thần chiến thắng. Hơn hết, có lịch sử mới có hiện tại và tương lai. Ở đó có thể thấy dáng dấp của những cửa ô Thủ đô, đóng vai trò kết nối và là hạt nhân quan trọng thúc đẩy kinh tế hội nhập, phát triển. Từ đây luồng sinh khí từ những tỉnh thành, địa phương lân cận với Hà Nội và rộng hơn là với các nước trong và ngoài khu vực được thổi bùng mạnh mẽ.
Nay cửa ô Thủ đô có thể hiểu là nơi cửa ngõ kết nối. Đó là những nút giao thông như Giải Phóng nối liền Quốc lộ 1A cũ và là tuyến chính rẽ đi cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đây là tuyến huyết mạch cửa ngõ quan trọng giúp kết nối Thủ đô về phía Nam. Đó là cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng giúp Thủ đô vươn mình ra hướng Đông.
Đó là cung đường cửa ngõ Nguyễn Trãi nối Thủ đô ra Quốc lộ 6 đi về phía Tây Nam. Đó là cây cầu Thăng Long nối dài về phía Bắc Thủ đô. Đó là trục cửa ngõ hướng tâm mang tên Hồ Tùng Mậu kết nối Quốc lộ 32 đi các địa phương thuộc cửa ngõ phía Tây Thủ đô. Đó là cây cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng nằm trên quốc lộ 1A và là cửa ngõ quan trọng hướng về các tỉnh nằm phía Đông Bắc của Thủ đô như Bắc Ninh, Bắc Giang.
Đó là Đại lộ Thăng Long, Láng - Hòa Lạc tuyến huyết mạch cửa ngõ kết nối Thủ đô theo hướng Tây đi về các tỉnh Hòa Bình, Sơn La… mỗi hướng, mỗi cửa ngõ kể trên đều có một điểm chung xuyên suốt là tạo sự liên kết giữa Hà Nội với các vùng lân cận, hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các trung tâm thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.
Nhìn về thuở xưa, thấy rõ hiện nay - Hà Nội, Thủ đô vẫn xứng đáng là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá của cả nước, xứng đáng là đất nghìn năm văn vật. Chân ta bước hôm nay trên đường phố Thủ đô mà lòng ung dung tự hào, lại vang lên trong tâm tưởng lời ca... “Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng, của hôm nay và mai sau...”.
Hé mở tương lai
Trong một dịp trò chuyện với Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) về công tác quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Ông bảo với tôi, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Hà Nội hướng đến xây dựng đô thị xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Để làm được điều đó, cần có một tầm nhìn mới, tư duy mới trong việc tổ chức nông nghiệp đô thị và những giải pháp hết sức căn cơ, bài bản.
Cầu Nhật Tân dẫn từ sân bay Quốc tế Nội Bài vào Thủ đô (Ảnh: MP) |
Thực vậy, theo tìm hiểu hiện Hà Nội đang tập trung vào hai bản quy hoạch lớn là lập Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đây có thể coi là cơ hội để Thành phố tái cơ cấu và chuyển đổi sau dịch bệnh.
Với riêng khía cạnh giao thông, được biết theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có nhiều trục đường nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh với chiều dài khoảng gần 100km. Các trục đường này có quy mô mặt cắt ngang từ 40-60m, tối thiểu sáu làn xe cơ giới, bao gồm trục Tây Thăng Long đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Sơn Tây dài khoảng 20km; trục Hồ Tây - Ba Vì đoạn Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài khoảng 25km; trục Hà Đông - Xuân Mai đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Xuân Mai dài khoảng 20km; trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Phú Xuyên dài khoảng 25km. Đây sẽ là điều kiện rất quan trọng tạo cho các đô thị vệ tinh phát triển.
Lại nữa, tại Hội thảo khoa học "Giao thông - quy hoạch: Vấn đề và giải pháp cho Hà Nội" PGS.TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, luôn có sự kết hợp giữa giao thông và quy hoạch. Theo Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm có khu đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái nhằm giảm sức ép cho khu vực nội đô.
Đô thị trung tâm là khu vực nội đô hiện tại được phát triển mở rộng về phía Tây Nam đến đường Vành đai 4; về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông với khu vực Gia Lâm và Long Biên. Năm đô thị vệ tinh bao gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn…
Dẫn như vậy để thấy rằng, Hà Nội đang vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắc tươi sáng. Trong bức tranh tổng thể, Hà Nội đã đặt ra cho mình lộ trình phát triển phù hợp, từ đó phát huy hết được tiềm năng và tận dụng được lợi thế.
Nhìn về thuở xưa, thấy rõ hiện nay - thủ đô Hà Nội vẫn xứng đáng là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá của cả nước, xứng đáng là mảnh đất nghìn năm văn vật. Giải phóng Thủ đô, trong những năm tháng in hằn vết lịch sử những cửa ô Hà Nội đã rộng mở để đón đoàn quân giải phóng tiến về trong hân hoan của tự do và niềm kỳ vọng ở tương lai… thì hiện tại, cũng vẫn với khí thế này, nền kinh tế Thủ đô vẫn đang không ngừng bứt phá và phát triển. Từ những cửa ô, cửa ngõ Thủ đô, luồng sinh khí từ những tỉnh thành, địa phương lân cận với Hà Nội và rộng hơn là với các nước trong và ngoài khu vực được thổi bùng mạnh mẽ./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34