Những bước chân không mỏi, ngày đêm trông giữ hàng chục hecta rừng nguyên sinh

(LĐTĐ) Về với vùng đất miền cát trắng du khách thập phương ai ai cũng đều tò mò khi biết đến khu rừng Lim "độc nhất vô nhị" tại huyện miền núi Minh Hóa và khu rừng Trâm Bầu hơn 500 năm tuổi ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Để tồn tại những khu rừng như vậy, là nhờ vào sự chăm sóc và bảo vệ của người dân và những người bảo vệ rừng thầm lặng bằng trái tim.
Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An Hãy tìm mọi cách để bảo vệ những cánh rừng ở Việt Nam Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng Hà Tĩnh: Nắng nóng kéo dài, tăng cường giám sát phòng chống cháy rừng

Dưới thời tiết nắng chói chang, chúng tôi tìm về khu rừng Lim "độc nhất vô nhị" nằm ở đỉnh Cồn Lim (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình). Đây là khu rừng nguyên sinh, xung quanh là những dãy núi, đồi trùng điệp giữa đại ngàn Trường Sơn. Khu rừng Lim quý hiếm này còn nguyên vẹn đến hôm nay là nhờ công lao, bảo vệ nghiêm ngặt của ông Trương Quốc Đô (72 tuổi, ở làng Yên Thọ, xã Tân Hóa).

Chỉ về khu rừng, ông Đô kể lại: Sinh ra và lớn lên khi đất nước đang chiến tranh, tôi chứng kiến khu rừng này hứng nhiều bom đạn khiến những cây cổ thụ ngã gục xuống, sau chiến tranh thì khu rừng lâm đại nạn "lâm tặc" đua nhau khai thác trái phép gỗ quý. Thấy rừng kiệt quệ, những cây Lim, cây Táu bị tàn phá, tôi đau nhói trong tim mà không tài nào ngăn được.

Năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân bảo vệ, tôi tình nguyện nhận ngay 17 hecta rừng để giữ, chăm sóc và bảo vệ. Gác công việc đồng áng, hằng ngày tôi lên rừng sống với cây, tuần tra, canh gác trên khu rừng Cồn Lim. Từ đó, nhiều cây Lim cổ thụ quý hiếm với tuổi đời trên trăm năm, trị giá bạc tỷ, những cây lớn có đường kính to khoảng từ 0,5-1m được tôi gìn giữ, trông coi như là "báu vật".

Những bước chân không mỏi, ngày đêm trông giữ hàng chục hecta rừng nguyên sinh
Những cây Lim có hàng trăm năm tuổi trong khu rừng ông Đô trông coi.

“Biết rằng gỗ Lim có giá trị lớn nên nhiều lái buôn đã tìm đến nhà tôi để hỏi mua cây nhưng tôi đều từ chối không bán. Nhiều người hỏi mua không được thì dọa đốn chặt. Với quyết tâm bảo vệ khu rừng Lim này, tôi và gia đình không ít phen lao đao, vất vả, thậm chí đổ máu”, ông Đô kể lại.

Ông Nguyễn Công Chung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa cho biết: “Mặc dù diện tích đất rừng trên địa phương chưa giao hẳn hoàn toàn cho ông Đô, nhưng với uy lực và sự bảo vệ nghiêm ngặt của ông Đô, khu rừng mới có thành quả như hôm nay. Ông Đô là tấm gương sáng điển hình trong công tác bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn, truyền cảm hứng cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Rời miền sơn cước chúng tôi về cửa biển gặp ông Dương Minh Huy (SN 1960) – Đội trưởng đội bảo vệ rừng Trâm Bầu ở thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch. Ông Huy dẫn chúng tôi đến khu rừng Trâm Bầu hơn 500 tuổi. Tại đây chúng tôi tận mắt chứng kiến một khuôn viên xanh nằm trên bãi cát như một bức "bình phong" trong thơ ca.

Dẫn chúng tôi theo lối đường mòn nhỏ, hẹp xuyên qua những nhà dân mới ra khu rừng, ông Dương Minh Huy kể: "Rừng Trâm Bầu cổ thụ ở thôn Thanh Bình này có từ thời khai canh lập làng, đến nay cũng hơn 500 năm. Rừng Trâm Bầu nơi đây trải dài trên 4km, rộng hơn 150 hecta".

Những bước chân không mỏi, ngày đêm trông giữ hàng chục hecta rừng nguyên sinh
Ông Dương Minh Huy, Đội trưởng đội bảo vệ rừng trâm bầu.

Người dân nơi đây cho biết rừng Trâm Bầu ở thôn Thanh Bình có thảm thực vật vô cùng phong phú, nhiều loài chim cư ngụ như: Chào mào, vành khuyên, cu gáy, nhông cát và nhiều loài bò sát, lưỡng cư khác cùng sinh sống. Cộng sinh với trâm bầu là cây Mà Ca, Lộc Vừng, rồi có cả quần thể sâm Mã Lai có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Từ những loài chim làm cảnh, cây cối có tác dụng đó đã gây sự chú ý đến những nhóm săn bắt, và khai thác những loài cây về làm thuốc gây ảnh hưởng đến khu rừng trong những năm qua.

Vịn tay vào những cây Trâm Bầu hàng trăm năm tuổi, ông Huy kể: “Năm 1959, chính thức có Đội bảo vệ rừng 11 người, nay chỉ còn 5 thành viên. Những thành viên được chọn làm bảo vệ rừng phải có uy tín, trách nhiệm, được người dân trong thôn bầu lên.

Tôi tham gia công tác bảo vệ rừng Trâm Bầu đến nay được 38 năm. Không chỉ là công việc mà còn là trách nhiệm, tình yêu thương dành cho khu rừng cổ. Tôi coi rừng Trâm Bầu như cuộc sống của mình, mỗi ngày tôi đều rảo bước quanh khu rừng, vừa trông coi vừa ngắm nhìn những rặng cây Trâm Bầu xanh tốt”.

Ông Phạm Minh Phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Quảng Xuân cho biết: Khu rừng Trâm Bầu trên địa phương có từ bao đời nay, để được như hôm nay nhờ vào vào đội bảo vệ rừng và người dân chung tay bảo vệ. Cây Trâm Bầu có tính chất chắn cát và lọc nước giúp người dân ổn định canh tác hoa màu. Hiện khu rừng này thuộc rừng nguyên sinh và rừng trồng thuộc kiểm lâm quản lý vào rừng phòng hộ ven biển. Đội bảo vệ rừng Trâm Bầu theo quy ước từ bao thế hệ để lại, họ chỉ được hỗ trợ từ người dân, mỗi thành viên được 8 tạ thóc/năm.

Điều thú vị khi mỗi người dân hay du khách khi đến với những khu rừng là được ngắm nhìn nền trời xanh đầy nắng gió và ngắm rất nhiều ngọn núi cao khác cũng như bầu nước biển trong xanh do dãy Trầm Bầu chặn lại. Khung cảnh này như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi non hùng vĩ.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ hết mình với phong trào thi đua

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ hết mình với phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, Chi hội Phụ nữ số 5 (thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Láng Thượng, quận Đống Đa) luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua do các cấp Hội đề ra. Có được các thành tích này phải nhắc đến bà Đinh Thị Chinh - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ phường Láng Thượng.
Xem thêm
Phiên bản di động