Nhu cầu tuyển lao động tăng ở một số ngành nghề
Nhu cầu tuyển lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tăng cao Gần 1.400 vị trí tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm năm 2022 |
Nhiều ngành nghề vẫn có nhu cầu tuyển lao động
Mặc dù vẫn có tình trạng khó khăn tại một số doanh nghiệp trong các ngành, nghề nhất định, nhưng qua các phiên giao dịch việc làm gần đây trên địa bàn Thủ đô cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng.
Ghi nhận tại phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm diễn ra cuối tuần qua cho thấy, 36 đơn vị, doanh nghiệp tham gia có nhu cầu tuyển 1.430 chỉ tiêu việc làm. Trong đó: Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ cao nhất: 665/1.430 lao động (46,5%); nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Trung cấp - công nhân kỹ thuật: 343/1.430 lao động (23,9%); nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông: 422/1.430 lao động (29,6%).
Các đơn vị tuyển dụng đưa ra các mức thu nhập phù hợp với vị trí việc làm và kỹ năng của người lao động, trong đó các chỉ tiêu có mức thu nhập cao từ 15 triệu đồng trở lên chiếm gần 16%; các chỉ tiêu có mức thu nhập từ 10-15 triệu đồng chiếm hơn 20%; các chỉ tiêu có mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng chiếm hơn 41%. Còn các chỉ tiêu có mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng chiếm gần 22% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng.
Người lao động tìm hiểu cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm năm 2023. |
Ông Lê Thịnh - Giám đốc Hành chính nhân sự Công ty TNHH LEXIM cho biết: Hằng năm công ty đều có nhu cầu tuyển dụng bổ sung cũng như thay thế nhiều vị trí như kỹ thuật viên, thư ký, kinh doanh, hành chính, kế toán, sửa chữa… Hiện, Công ty có nhu cầu tuyển dụng 15 chỉ tiêu cho 8 vị trí, trong đó vị trí nhân viên hành chính lương từ 9 - 10 triệu đồng/tháng trở lên; nhân viên kinh doanh lương cơ bản 7 triệu đồng/tháng, cộng thưởng, thu nhập lên tới 20 - 30 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng người lao động làm việc trong nước, thị trường xuất khẩu lao động cũng khá sôi động. Ông Nguyễn Văn Thành - chuyên viên kinh doanh và tuyển dụng của Công ty TNHH BIC (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, trong 6 tháng cuối năm nay, công ty có kế hoạch tuyển dụng một lượng lớn lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Các lao động đã qua đào tạo là một lợi thế, đối với lao động chưa có kinh nghiệm, công ty sẽ đào tạo và có lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Thông tin về thị trường lao động trên địa bàn Thủ đô, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã ghi nhận tình trạng có doanh nghiệp giảm đơn hàng, phải cho lao động nghỉ việc, song nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động khá tốt.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện và các tỉnh, thành phố tổ chức được 124 phiên giao dịch việc làm với 3.635 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh tổng số 60.034 người; qua đó đã có 25.092 lao động được phỏng vấn và 8.805 lao động được tuyển dụng tại các phiên giao dịch việc làm.
Theo lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhu cầu sử dụng lao động sẽ có xu hướng phân hóa theo từng ngành sản xuất kinh doanh tùy theo diễn biến của kinh tế trong nước và quốc tế, có thể sẽ có mức tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, qua nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, xu hướng tuyển dụng lao động những tháng cuối năm trên địa bàn Thủ đô vẫn khá tích cực.
Dự kiến nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn Hà Nội tập trung chủ yếu vào các vị trí như: Nhân viên kinh doanh - bán hàng, công nhân lắp ráp linh kiện điện tử, công nhân may, nhân viên dịch vụ nhà hàng khách sạn, nhân viên du lịch lữ hành… Dự báo một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Dịch vụ du lịch và lữ hành; bán buôn và bán lẻ; vận tải, kho bãi.
Cần có giải pháp cân đối cung - cầu lao động
Ghi nhận trên thị trường lao động thời gian gần đây, do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn phải thu gọn, cắt giảm lao động dẫn đến nhiều lao động mất việc làm, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm lao động để lấp các vị trí trống. Thực tế tại nhiều địa phương trên cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng vẫn còn xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động.
Ông Bùi Anh Tuấn - Chuyên viên chế độ chính sách (Tổng Công ty May 10, quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, sau đại dịch Covid-19, người lao động nghỉ việc nhiều dẫn đến tình trạng thiếu lao động. Mặc dù đã qua thời gian dịch bệnh, nhưng công ty vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động mới. “Nguồn lao động trên thị trường nhiều, nhưng họ không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của các vị trí cụ thể, hoặc có yêu cầu quá cao trong các chính sách, đãi ngộ”, ông Tuấn chia sẻ.
Theo các chuyên viên về nhân sự, tuyển dụng, chất lượng nguồn cung lao động cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mất cân đối cung - cầu lao động. Một trong những hạn chế chung là sự thiếu kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc và để thực hiện công việc một cách hiệu quả, người lao động cần được đào tạo thêm. Trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay có sự cạnh tranh cao, đặc biệt là trong những ngành nghề phổ biến; có vị trí việc làm có thể thu hút một lượng lớn ứng viên, dẫn đến một số người lao động phù hợp vẫn không thể tìm được việc làm. Nếu người lao động không có mạng lưới đủ rộng hoặc không có mối quan hệ trong lĩnh vực ngành nghề, thì sẽ khó khăn hơn trong quá trình tìm việc. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp yêu cầu lao động phải có kinh nghiệm làm việc thì ứng viên mới ra trường hoặc chuyển đổi ngành nghề có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những người có kinh nghiệm phù hợp.
Để giải quyết vấn đề nguồn cung lao động, các chuyên gia trong lĩnh vực lao động việc làm cho rằng, các doanh nghiệp cần có bài toán lâu dài để giữ chân, thu hút người lao động. Đặc biệt, phải có lộ trình đào tạo phù hợp với các bộ phận, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; tránh tình trạng để đầu vào nhân lực chất lượng yếu dẫn đến sa thải lao động, khiến doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu nhân lực, dù nguồn cung lao động trên thị trường nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM
Việc làm 05/10/2024 17:07