Nhớ truyền thống hiếu học ngàn năm
Nhiều hoạt động đón Xuân đặc sắc tại quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám | |
Đầu năm mới hàng ngàn người đổ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ | |
Văn Miếu chật ních người xin chữ cầu may đầu năm |
Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, nhỏ nhắn, đơn giản và mang dấu ấn riêng của Việt Nam. Ảnh: Minh Phương |
Vãn cảnh Hà Nội, chẳng khó để nhận ra vạn vật đang khẽ cựa mình chuẩn bị thay áo mới tinh khôi khi mùa Xuân sắp tới. Thấp thoáng trong những tán cây, những mầm non xanh non mơn mởn sắp đâm chồi nảy lộc là mái ngói cong cong, lớp ngói dẫu còn tươi đỏ nhưng đã nhuốm màu cổ kính.
Nhìn trong khung cảnh tĩnh mịch ấy, này là hàng câu đối song song, này là mặt hồ soi nghiêng bóng nước xanh biêng biếc. Không khó để bất kì người dân, du khách nào có thể nhận ra đó là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một biểu tượng về sự trường tồn của tinh hoa văn hóa giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.
Ít ai biết rằng, giai thoại về sự ra đời của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng gắn liền với mùa Xuân. Ấy là đầu năm 1010, vua Lý Thái Tổ sau khi dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, đã lập nên kinh đô Thăng Long - Hà Nội ngày nay. Nhà vua không chỉ chú trọng chăm lo đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc mà còn ấp ủ ước nguyện phát triển nền giáo dục toàn dân, lấy triết học làm gốc rễ để đào tạo người tài kiến thiết và phụng sự đất nước. Nhờ định hướng đúng đắn và mang tính thức thời đó mà Văn Miếu được khởi công xây dựng như một lẽ tất yếu, mang theo sứ mệnh giáo dục vô cùng cao cả.
Lật lại trang sử cũ, Đại Việt Sử Ký toàn thư đã ghi chép lại thời khắc thiêng liêng ấy một cách rõ ràng và chi tiết: “Năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng Tám, dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến học ở đó”. Sau khi được xây dựng, việc học tập và thi cử ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.
Năm 1086, khoa thi thứ hai được tổ chức nhằm chọn người đỗ cao vào Hàn Lâm viện. Mạc Hiển Tích đã vinh dự được bổ nhiệm làm Hàn Lâm học sĩ đầu tiên. Đến năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.
Thấm nhuần tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”, năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ trong Văn Miếu, khắc tên những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442. Đó là những người học rộng, tài cao được triều đình giao trọng trách to lớn mà không kém phần vinh hiển.
Trạng nguyên đầu tiên được dựng bia là Nguyễn Trực (đỗ khoa thi năm 1442). Với tư chất hơn người, khi đi sứ Trung Quốc, ông được các sĩ phu ở đây muôn phần nể phục, xưng tặng là “lưỡng quốc Trạng nguyên”, tức là Trạng nguyên của hai nước. Công lao của ông đến giờ vẫn còn lưu danh sử sách một cách rạng rỡ, sáng ngời. Trạng nguyên cuối cùng được ghi danh là Trịnh Tuệ (đỗ năm 1736).
Những năm chiến tranh, công trình Quốc Tử Giám đẹp đẽ bị giặc Pháp tàn phá đã đổ sập, chỉ còn nền và hai cột đá cùng bốn nghiên đá. Nhìn di sản quốc gia bị giặc hủy hoại, nỗi đau cùng sự căm phẫn đã thôi thúc con dân nước Việt vùng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Thế rồi cuộc trường chinh chống giặc ngoại xâm thấm đẫm máu và nước mắt cũng đem đến thành quả ngọt bùi. Sau ngày giải phóng, nhân dân Thành phố Hà Nội vẫn đau đáu nhớ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa kia nên quyết tâm khởi công, xây dựng lại công trình trên nền đất cũ của Quốc Tử Giám sau Văn Miếu như chúng ta biết ngày nay.
Hàng bia đá được dựng thẳng tắp. Ảnh: Minh Phương |
Qua hàng trăm năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành một biểu tượng không thể thay thế của Thủ đô Hà Nội. Công trình đặc biệt này chính là minh chứng rõ nét cho quyết tâm nâng cao học thức của các vị vua nhà Lý.
Ngày nay, tại Văn Miếu - Quốc tử giám còn 82 bia đá được chạm khắc cầu kỳ như 82 khúc hát lịch sử say đắm hòa chung thành bản khải hoàn ca ngợi quê hương, xứ sở. Hình ảnh những con rùa đội trên mình bia đá ngày này qua ngày khác đã trở thành dấu ấn không thể phai mờ nếu đã một lần đặt chân đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Người ta cho rằng con rùa là biểu tượng của sự bất diệt và trường tồn trong Phật giáo. Sự tồn tại của loài rùa cũng khởi nguồn từ hòa hợp âm - dương đối đãi giữa mai và thân rùa. Sự tồn tại của những bia đá chẳng khác nào bằng chứng về nền văn hiến bất diệt. Người đời sau dù đi ngược về xuôi, đừng quên nhớ lấy gốc rễ cội nguồn mà nghiêng mình kính cẩn.
Đến Hà Nội vào bất cứ thời điểm nào trong năm, người ta đều muốn một lần được đến thăm Văn Miếu. Đặc biệt vào mùa thi Trung học phổ thông, các sĩ tử lại kéo nhau đến “cầu may” với mong ước đường học hành được thuận lợi, thành công. Tìm đến Văn Miếu như cách để được tiếp thêm động lực và năng lượng tích cực, vươn tới những đỉnh cao trong cuộc sống.
Nhìn vào bảng vàng chói lọi vinh danh những hiền tài của quốc gia, trong mỗi người dấy lên sự tự hào và nhận thức được trọng trách gánh vác đất nước ngày một phát triển. Đó không chỉ là sự ngưỡng mộ mà còn là lòng biết ơn với những người đi trước đã có công với nước, với dân, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn từ bao đời nay.
Thời thế đổi thay, xã hội ngày càng phát triển và vươn mình hội nhập với thế giới nhưng bản sắc quê hương mãi trường tồn. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng sống động của Thủ đô ngàn năm văn hiến, như ngọn nến luôn rực cháy thắp sáng truyền thống hiếu học của người dân Việt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Phú Quốc khởi động dự án bãi tắm công cộng Bãi đất đỏ
Chung tay cùng Thành phố đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Đối thoại giữa Đảng ủy, Ban Chỉ huy Công an quận Thanh Xuân và Công an phường
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cần làm ngay với ngành Giáo dục
Tin khác
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45