Nhiều việc làm, tăng thu nhập nhờ có đào tạo nghề

(LĐTĐ) Với tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề ở các địa phương đều đạt trên 80%, có huyện đạt trên 90%, có thể khẳng định chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực sự phát huy hiệu quả, giá trị nhân văn, giúp cho nhiều lao động nông thôn ổn định việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, thậm chí nhiều hộ gia đình có thu nhập khá, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề nông thôn ở huyện Thanh Trì Chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
Nhiều việc làm, tăng thu nhập nhờ có đào tạo nghề
Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn chủ trì kiểm tra liên ngành công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 tại huyện Thường Tín.

Lao động học nghề có việc làm đạt tỷ lệ cao

Để nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời có các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm, đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Hà Nội do Sở Lao động- Thương binh và xã hội chủ trì đều tiến hành kiểm tra việc thực hiện chương trình này tại các huyện trên địa bàn Thành phố.

Ghi nhận từ các buổi kiểm tra cho thấy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các Huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng, chỉ đạo thực hiện đồng bộ,thu hút đông đảo bà con nông dân hưởng ứng, tham gia học nghề. Đáng phấn khởi hơn, tỉ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề tại các địa phương đều đạt mức cao.

Hầu hết lao động nông thôn đều tỏ ra phấn khởi khi được đào tạo nghề bởi nhờ đó, họ có thêm việc làm trong lúc nông nhàn hoặc áp dụng kiến thức được học vào quy trình canh tác, tăng gia sản xuất, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp từ đó nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

Chẳng hạn, tại huyện Thạch Thất, năm 2019, toàn huyện đã tổ chức 32 lớp đào tạo nghề cho 1.100 lao động nông thôn, trong đó có 16 lớp dạy nghề phi nông nghiệp với 540 người học, 16 lớp dạy nghề nông nghiệp với 560 người học.

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó trưởng Phòng Lao động- Thương binh Xã hội huyện Thạch Thất cho biết, đối với nghề phi nông nghiệp, số lao động có việc làm sau đào tạo là 461/540 học viên, chiếm tỷ lệ 85,3%, đa số các học viên được nhận vào làm việc theo nghề đào tạo tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp may mặc, mộc mỹ nghệ trong và ngoài huyện.

Đối với nghề nông nghiệp, tỷ lệ lao đông có việc làm sau đào tạo lên tới 100%, lao động được đào tạo chủ yếu tự làm tại gia đình, tập trung vào các nghề như kỹ thuật chăn nuôi thú y, trồng rau hữu cơ, rau an toàn…

Tương tự, tại huyện Thường Tín, năm 2019, Huyện đã tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho 700 lao động nông thôn, trong đó có 15 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 525 người, 5 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 175 người. Tổng số người sau khi học nghề có việc làm là 681/700 người chiếm tỷ lệ 97%, trong đó số người được doanh nghiệp tuyển dụng là 175/700 người, số người tự tạo việc làm là 506/700 người.

“Đối với nghề nông nghiệp, các học viên sau khi học nghề đa số ứng dụng vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình mình và đạt được những hiệu quả tích cực như: Từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển thành chăn nuôi theo hướng nông trại, trang trại với quy mô chăn nuôi lớn, trồng cây ăn quả lâu năm, trồng rau an toàn… Đối với nghề phi nông nghiệp, hầu hết lao động được đào tạo có việc làm, thu nhập ổn định”- đại diện phòng Lao động- Thương binh xã hội huyện Thường Tín cho biết.

Còn tại huyện Đông Anh, theo Trưởng phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Nguyễn Đình Thanh, năm 2019, trên cơ sở kết quả điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, huyện đã tổ chức dạy 29 lớp đào tạo nghề cho 997 lao động nông thôn gồm: 7 lớp, 238 học viên học nghề phi nông nghiệp (May công nghiệp và Pha chế đồ uống) và 22 lớp nghề nông nghiệp cho 759 học viên.

Kết thúc khóa học nghề, người lao động đã được trang bị và bổ sung những kiến thức cơ bản để tiếp tục áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều người đã vận dụng và phát huy những kiến thức được học để tự tạo việc làm hoặc được các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc. Thu nhập của học viên sau khi học nghề bình quân từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.

Tiếp tục phát huy giá trị nhân văn của chương trình

Từ kết quả thực tiễn, bà Nguyễn Thanh Nhàn- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội nhấn mạnh: Tính hiệu quả và giá trị nhân văn của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được minh chứng rõ trong thực tế khi mà hầu hết nghề đào tạo đều gắn với nghề nghiệp mà bà con lao động nông thôn lựa chọn, mong muốn được làm việc, sau khi học xong, bà con đã có việc làm, tránh được thời gian nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.

Nhiều việc làm, tăng thu nhập nhờ có đào tạo nghề
Lao động nông thôn huyện Đông Anh thực hành nghề cắt tỉa, chăm sóc cây cảnh

Theo thời hạn của đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, năm 2020 là năm kết thúc thực hiện Đề án. Trước những hiệu quả đã được kiểm chứng, nhiều địa phương, nhiều bà con lao động nông thôn bày tỏ nguyện vọng Chương trình tiếp tục được triển khai, phát huy giá trị nhân văn trong thời gian tới.

Trưởng phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Đông Anh Nguyễn Đình Thanh cho rằng, vẫn cần duy trì công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vì huyện vẫn còn đất sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, người dân đang có nhu cầu chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ.

Nhìn nhận việc triển khai thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả rất tích cực trong nâng cao chất lượng lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời giúp cho phát triển kinh tế xã hội, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện bền vững hơn, đại diện Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín kiến nghị với Chính phủ tiếp tục có Đề án mới (sau năm 2020) trong công tác đào tạo nghề gắn với quy hoạch phát triển vùng kinh tế.

Đồng thời, ngoài chính sách đào tạo nghề phục vụ các ngành nghề công nghệ cao, phục vụ cho định hướng phát triển công nghiệp- dịch vụ tại các trường nghề đề nghị tiếp tục duy trì mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn (những lao động khó có điều kiện tiếp cận các trường nghề tập trung đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu).

Dưới góc độ người học, cùng với mong muốn đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được kéo dài, chị Đàm Thị Hợi, thôn 1, xã Phúc Hòa (huyện Phúc Thọ) bày tỏ: “Theo quy định mới, từ năm 2021, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên, vì thế, tôi mong muốn các cơ quan chức năng nghiên cứu tăng độ tuổi và mở rộng đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề”.

Với kinh nghiệm tổ chức đào tạo nhiều năm, ông Nguyễn Cảnh Chính, Quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Thăng Long (địa chỉ tại thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) chỉ rõ, nội dung, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần được xây dựng linh hoạt, phù hợp hơn…

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, hiện nay, các sở, ngành chức năng và địa phương đang tiếp tục kiểm tra, rà soát nhu cầu học nghề của từng đối tượng, nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, từ đó mở các lớp dạy nghề gắn với nhu cầu thực tế sử dụng lao động.

Thời gian tới, các cơ quan hữu quan sẽ có đánh giá tổng thể về chính sách nhân văn này nhằm nhìn nhận rõ hơn những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, để đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo./.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

(LĐTĐ) Ngày 9/8/2024, Amway Việt Nam - Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp, vinh dự lần thứ 5 nhận giải thưởng “HR Asia - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024” do tạp chí HR Asia bình chọn. Đây là minh chứng cho những nỗ lực thành công xây dựng môi trường làm việc “Khỏe mạnh và Hạnh phúc” tại Amway Việt Nam, theo định hướng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Amway toàn cầu, hướng đến sứ mệnh giúp cho mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn.
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

(LĐTĐ) Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý II/2024. Đáng chú ý, quanh cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều người giỏi và Bộ cùng các ngành liên quan đã có nhiều giải pháp khuyến khích các sáng chế.
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

(LĐTĐ) Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng chừng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Sáng nay, 14/12, tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023.
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Một trong những điểm nghẽn của nền kinh tế đất nước hiện nay nói chung, Hà Nội nói riêng chính là năng suất lao động vẫn khá thấp. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu từ khâu tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, tay nghề là vấn đề quan trọng.
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

(LĐTĐ) Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức năm 2023, căn cứ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự  nỗ lực thực chất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất

(LĐTĐ) Để giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ.
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phản ánh việc thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp… Để khắc phục tình trạng này rất cần sự gắn kết chặt chẽ giữa trường nghề với doanh nghiệp để đào tạo được lực lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Một trong những chủ đề thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp, các bên liên quan với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình hội đồng kỹ năng ngành
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

(LĐTĐ) Trước những mặt còn hạn chế về trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, trong khi yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở lên cấp thiết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đặt mục tiêu đến năm 2030 chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề cho khoảng 50% lực lượng lao động, qua đó giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bắt kịp, tiến cùng trình độ tiên tiến của thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động