Nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
Hà Nội: Tăng cường đáp ứng công tác y tế sau mưa lũ Hơn 2.000 bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai tham gia khám chữa bệnh ngoài giờ |
Chiều 5/8, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại một số bệnh viện hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, vừa qua, đặc biệt là sau dịch Covid-19, có xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở một số đơn vị, một số địa phương nhưng chỉ diễn ra cục bộ, tại một số thời điểm, đơn vị chứ không phải tất cả. Lấy ví dụ khảo sát Bệnh viện TW Huế, ông Tuyên cho hay đơn vị này khẳng định không thiếu thuốc, vật tư y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho để thực hiện việc mua sắm thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế phụ thuộc vào 2 yếu tố. Trước hết là hoàn thiện thể chế (các văn bản luật, Nghị định, thông tư) liên quan đến vấn đề mua sắm thuốc, vật tư y tế. Sau đó là tổ chức thực hiện ở các địa phương, đơn vị, cơ sở y tế.
“Thể chế đã có đầy đủ nhưng khâu tổ chức thực hiện tại các địa phương, đơn vị, cơ sở còn vấn đề thì không thể đủ thuốc, vật tư y tế. Lấy ví dụ như các địa phương có bố trí kinh phí không? Trong quá trình lựa chọn nhà thầu có đảm bảo đúng yêu cầu không? Lựa chọn nhà thầu như thế nào, có nhà thầu rồi thì nhà thầu đó có chịu cung ứng thuốc, vật tư hay không?”, Thứ trưởng Bộ Y tế phân tích.
Nhận diện được vấn đề này, Bộ Y tế đã đề ra giải pháp khắc phục, cụ thể là tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, phối hợp với các Bộ, đơn vị liên quan để ban hành Luật, Nghị định, Thông tư.
Theo thẩm quyền, ngay trong năm 2023, Bộ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 80, đây là Nghị quyết rất có ý nghĩa trong vấn đề cấp số đăng ký lưu hành thuốc tự động. Trên cơ sở nội dung này, Bộ sẽ tham mưu đưa vào trong dự án Luật Dược (sửa đổi) dự kiến trình thông qua vào tháng 10. Nếu làm tốt việc này sẽ cải cách hành chính trong cấp giấy đăng ký gia hạn thuốc.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế cũng đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc. Cùng với đó, Bộ Y tế đã tham mưu và trình Quốc hội ban hành Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin về các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc tại một số bệnh viện hiện nay. |
Bộ đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Luật Đấu thầu; phối hợp với Bộ Tài chính trình Luật giá. Sau khi các Luật được thi hành, Bộ Y tế tiếp tục ban hành các văn bản thi hành Luật, trong đó có Luật Khám, chữa bệnh. Bộ cũng chủ động ban thành các Thông tư dưới Luật hướng dẫn về lĩnh vực đầu thấu vật tư y tế; danh mục thuốc đấu thầu tập trung; quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế, nội dung này Bộ hướng dẫn cụ thể về các bước xây dựng quy trình…
Bộ cũng đang phối hợp với các đơn vị hoàn thiện 2 dự án Luật hết sức quan trọng: Luật Dược (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2024. Nếu Luật Dược (sửa đổi) thông qua, Bộ sẽ trình 5 chính sách, trong đó, cơ bản các chính sách đều cải cách thủ tục hành chính mạnh theo yêu cầu của Thủ tướng để làm sao đẩy nhanh tiến độ cấp giấy đăng ký thuốc. Từ đó tạo điều kiện cho có các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được nhập thuốc.
Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh, các văn bản này có nhiều điểm mới nổi bật. Thứ nhất là cho sử dụng 1 giấy báo giá hoặc cho phép lấy giấy báo giá cao nhất phù với khả năng tài chính, chuyên môn, nhu cầu của các đơn vị, địa phương, cơ sở y tế (trước đây phải có 3 báo giá). Thứ hai là được chỉ định thầu trong trường hợp cấp bách để duy trì hoạt động chi thường xuyên.
Thứ ba là, đó là Luật Đấu thầu được thực hiện trong trường hợp cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) bao gồm các gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp do nhu cầu đột xuất, không có mặt hàng thay thế và bắt buộc phải sử dụng để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người bệnh. Thứ tư là cơ sở y tế được áp tuỳ chọn mua thuốc để mua thêm ngay tối đa 30% số lượng theo hợp đồng chưa có.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ hỗ trợ người dân phường Ngọc Thụy ở bãi giữa sông Hồng vào bờ an toàn
Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Thanh Trì chỉ đạo ứng phó khẩn cấp úng ngập tại các vùng bãi
Các cấp hội Phụ nữ ra quân dọn dẹp cây đổ, lưu thông đường phố
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã cấp điện trở lại cho 4,3 triệu khách hàng bị ảnh hưởng vì mưa lũ
Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Hồng
Ghi nhận "vùng bãi" ven sông Hồng khu vực Hà Nội: Người dân bình tĩnh chống lũ
Tin khác
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”
Y tế 10/09/2024 10:57
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may
Y tế 10/09/2024 09:13
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 09/09/2024 13:42
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3
Y tế 09/09/2024 08:27
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3
Y tế 08/09/2024 17:44
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ
Y tế 07/09/2024 16:07
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM
Y tế 07/09/2024 14:07
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Y tế 06/09/2024 17:55
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3
Y tế 05/09/2024 20:36
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện
Y tế 04/09/2024 18:02