Nhân rộng các chuỗi nông sản an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững

(LĐTĐ) Để đẩy mạnh việc áp dụng và nhân rộng các mô hình nông sản an toàn, nhiều xã trên địa bàn huyện Đan Phượng đã xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm. Song song với đó là xây dựng và nhân rộng được mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm.
Các tỉnh phía Bắc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử Không để nông dân bị thiệt vì nạn phân bón giả, giá nông sản bấp bênh Làm tốt thương hiệu trong nước là bệ đỡ để đưa nông sản Việt ra nước ngoài

Tạo chuỗi nông sản bền vững

Xã Song Phượng, huyện Đan Phượng là xã điểm xây dựng nông mới của thành phố Hà Nội. Gắn với nền kinh tế thị trường thương mại ngày càng phát triển, số hộ kinh doanh tại xã ngày càng tăng, giao thông nội đồng được đầu tư kiên cố hóa.

Nhân rộng các chuỗi nông sản an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững
Mô hình trông bưởi được nhân rộng ở nhiều xã huyện Đan Phượng.

Với mục tiêu tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh, xen canh, chú trọng đảm bảo chất lượng bền vững, nông dân xã Song Phượng đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cấy lúa sang trồng hoa, cây ăn quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó nông dân còn phát triển các đàn gia súc, gia cầm, phấn đấu giá trị sản xuất hàng năm đạt 600 triệu đồng/ha.

Xã Song Phượng có mô hình trồng bưởi của Chi hội thôn Thuận Thượng với tổng số 42 hội viên tham gia. Có mô hình hợp tác xã trồng nấm có 11 thành viên tham gia với tổng số vốn điều lệ 250 triệu đồng. Cùng với đó là mô hình chi hội nghề nghiệp về làm kẹo lạc, mô hình thí điểm sử lý rác thải từ chế phẩm,… đều được xây dựng trên tiêu chí về thực phẩm, nông sản an toàn.

Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch Hội Nông dân xã Song Phượng cho biết, với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, Hội đã tập trung vận động hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hội cũng đẩy mạnh việc áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn an toàn vì sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Nhân rộng các chuỗi nông sản an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững
Nông sản sạch, an toàn được đưa đi tiêu thụ.

Đến với xã Hạ Mỗ hôm nay nhiều người không khỏi ngỡ ngàng với sự đổi thay của vùng nông thôn giàu sức sống. Đặc biệt, mô hình bưởi Tôm Vàng đã trở thành thương hiệu của xã sau cuộc hành trình đầy nỗ lực của người nông dân nơi đây.

Tự hào nói về mô hình nông sản hữu cơ này, ông Nguyễn Thế Thuận - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hạ Mỗ cho biết: “Ban đầu trồng bưởi người dân không hề lai tạo hay chiết, ghép, tác động vào cây, nhưng khi bưởi lớn lên và chín có màu vàng tươi, bà con hái ăn thử mới thấy múi to, tôm vàng, có vị ngon ngọt đến kỳ lạ, khác hẳn so với các giống bưởi khác. Giống bưởi được đặt tên Tôm Vàng từ đó. Bưởi Tôm Vàng cũng nhận được kết quả kiểm nghiệm nông sản sạch. Xã đang tiếp tục nhân rộng các mô hình nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ bền vững”.

Góp phần vào kinh tế nông nghiệp của huyện và Thành phố, không thể không kể đến xã Tân Hội. Mặc dù nghề chủ yếu của cư dân trong xã là nghề mộc, giò chả, nhưng với quyết tâm đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp của huyện, nông dân xã Tân Hội đã gieo trồng thành công 2 loại lúa hữu cơ chất lượng, năng suất cao, đó là CS 6 và Lai Thơm 6.

Nhân rộng các chuỗi nông sản an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững
Nho Hạ Đen là "đặc sản" của vùng đất Đan Phượng.

Mô hình được dùng chế phẩm sinh học hữu cơ Sumitri để xử lý tàn dư đất cho cây lúa Lai thơm 6 và CS 6, kích hoạt hệ vi sinh vật có sẵn trong đất. Ông Nguyễn Quý Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hội cho biết: “Phương châm sản xuất hữu cơ là không làm tổn hại đất canh tác, làm cho đất đai có thể phục vụ canh tác lâu dài; dùng chế phẩm sinh học xử lý tàn dư đất cho cây lúa, kích hoạt hệ vi sinh vật có sẵn trong đất giúp người nông dân sản xuất không phải tiếp xúc với các chất nguy hiểm độc hại cho sức khỏe của chính mình. Sản phẩm sạch sản xuất từ canh tác hữu cơ sẽ ngày càng có giá trị cao và dễ tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước”.

Hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm an toàn

Để hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho nông sản, thực phẩm an toàn, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã và đang đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ nông sản an toàn, hỗ trợ hội viên nông dân tiếp cận thông tin thị trường, giá cả vật tư nông nghiệp; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó là hỗ trợ nông dân kết nối các sàn giao dịch thương mại, hội chợ xúc tiến thương mại.

Hội cũng chủ động phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp để hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, kết nối với các nhà phân phối để tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông quảng bá, giới thiệu các mặt hàng nông sản an toàn của địa phương tới các vùng miền trong và ngoài nước, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm mạnh mẽ hơn.

Nhân rộng các chuỗi nông sản an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững
Đan Phượng nhân rộng được mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm.

Hội cũng tiếp tục xây dựng và nhân rộng các chuỗi cửa hàng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn từng địa phương. Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo chuỗi “từ sản xuất đến tiêu dùng”, tuyên truyền, khảo sát vận động chọn mô hình điểm hợp tác xã rau hữu cơ công nghệ cao ở một số cơ sở Hội để ra mắt cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn huyện;

Vận động hội viên nông dân liên kết nhau thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn. Đẩy mạnh vận động các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với các hộ nông dân từ khâu cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm có chất lượng an toàn thực phẩm. Liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn giữa cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản) với các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh.

Tiếp tục vận động các hộ hội viên, nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, không phân biệt sản xuất tiêu dùng trong nước với xuất khẩu mà áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, xây dựng mô hình chăn nuôi “4 không - 2 sạch”;

Vận động hội viên, nông dân không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng vật tư nông nghiệp không rõ nguồn gốc, không kinh doanh thực phẩm không an toàn, không tiêu dùng thực phẩm không an toàn theo mô hình “3 không” (không sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm; không kinh doanh chất cấm và nông sản thực phẩm không an toàn, kém chất lượng; không tiêu dùng nông sản thực phẩm bẩn, không sản xuất thiếu an toàn).

Bảo Thoa – Thiều Son

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động