Làm tốt thương hiệu trong nước là bệ đỡ để đưa nông sản Việt ra nước ngoài

(LĐTĐ) Tại phiên họp chất vấn chiều 7/6 theo Chương trình Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề cần làm gì để nông sản khẳng định vị thế của mình; tăng tỉ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam.
Giải pháp nào khắc phục điệp khúc “được mùa mất giá” chưa có hồi kết Không để nông dân bị thiệt vì nạn phân bón giả, giá nông sản bấp bênh

Chưa thể quá háo hức khi nông sản Việt có giá cao ở nước ngoài

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại nghị trường Quốc hội chiều ngày 7/6, đại biểu Nguyễn Vân Thi (đoàn đại biểu Quốc hội - đoàn ĐBQH) Bắc Giang cho rằng, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam tương đối cao, đạt trên 48 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, chủ yếu là xuất khẩu thô. Có gần 80% là xuất khẩu tiểu ngạch. Trong số đó có 70% là lệ thuộc vào một thị trường lớn, rủi ro.

“Đây là một trong những rào cản để phát triển nông nghiệp. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong thời gian tới, Bộ có giải pháp, chính sách nào để tăng tỉ lệ nông sản đã qua chế biến, tăng tỉ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam”, đại biểu Nguyễn Vân Thi nêu.

Đại biểu Nguyễn Văn Quân (Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang) bày tỏ băn khoăn, theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vươn xa ra thị trường thế giới là tất yếu. Vậy công tác chuẩn bị, công tác xúc tiến đầu tư, công tác lập cầu nối của Bộ trưởng cho thị trường quốc tế thực hiện như thế nào trong thời gian tới?

Làm tốt thương hiệu trong nước là bệ đỡ để đưa nông sản Việt ra nước ngoài
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn.

Đại biểu Phạm Thị Mỹ Huệ (Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng) cho biết, hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước. Có thông tin nông sản Việt Nam được xuất khẩu và có mặt tại các kệ hàng trong các hệ thống siêu thị nước ngoài với giá cao, trong khi giá bán tại các chợ truyền thống và các hệ thống siêu thị trong nước vẫn ở mức thấp. Vì thế thu nhập của người nông dân, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp chưa thực sự được cải thiện. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp để giải quyết thực trạng này, góp phần cải thiện thu nhập của người nông dân, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp?

Nói về vấn đề định vị thương hiệu nông sản, điểm nhấn khác biệt giữa nông sản Việt Nam và nông sản của các quốc gia có thế mạnh xuất khẩu nông sản khác, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Chúng ta cần phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu có thể xây dựng, đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ là có được một nhãn hiệu. Nhưng thương hiệu bao gồm nhãn hiệu và niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin đó mới là cái khó. Muốn xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ hệ sinh thái của cả một ngành hàng, từ thương hiệu của doanh nghiệp, của hợp tác xã, người nông dân. Nhiều khi mất 5 - 10 năm mới hình thành, tạo dựng được cảm xúc của người tiêu dùng, ấn tượng của người tiêu dùng đối với một loại nông sản nào đó".

Theo Bộ trưởng, giải pháp cho vấn đề này là thay đổi tư duy áp đặt trong việc xây dựng thương hiệu cho từng loại nông sản, bắt đầu từ hệ sinh thái ngành hàng.

Làm tốt thương hiệu trong nước là bệ đỡ để đưa nông sản Việt ra nước ngoài
Đại biểu Nguyễn Văn Quân băn khoăn về công tác xúc tiến đầu tư, công tác lập cầu nối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Thị Mỹ Huệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để đưa 1 mặt hàng nông sản đến 1 kệ hàng của siêu thị tại nước ngoài thì chi phí logistic và chi phí thị trường chiếm tỉ trọng cao.

“Do đó chưa thể quá quá háo hức. Điều quan trọng là giá cao đó có phân bổ lại được cho người nông dân hay không. Trước nhất phải làm tốt thương hiệu trong nước, niềm tin nông sản trong nước là bệ đỡ để đưa nông sản Việt ra nước ngoài”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu nông sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thông qua các cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và Tham tán thương mại nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các bộ đã xây dựng 3 thị trường lớn và một đề án riêng cho từng loại thị trường, trong đó có thị trường Hoa Kỳ, thị trường EU và thị trường Trung Quốc.

“Mỗi loại thị trường có chuẩn mực, tiềm năng và có quy định rào cản của thị trường. Việc xây dựng đề án riêng tránh tình trạng “đi buôn chuyến” để có chương trình xúc tiến bài bản tiếp cận thị trường với số đông doanh nghiệp tham gia hơn. Từ những loại thị trường đó sẽ chuẩn hóa các vùng nguyên liệu để đáp ứng được từng loại thị trường. Với đề án này các doanh nghiệp Việt trong từng loại thị trường sẽ kết nối với nhau”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Làm tốt thương hiệu trong nước là bệ đỡ để đưa nông sản Việt ra nước ngoài
Đại biểu Nguyễn Văn Thi hỏi về chính sách nào để tăng tỉ lệ nông sản đã qua chế biến, tăng tỉ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam.

Trước câu hỏi đại biểu Nguyễn Văn Thi về chế biến nông sản, Bộ trưởng làm rõ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản thì chất lượng nông sản tốt và sản lượng nông sản ổn định. Do đó địa phương cần phải chủ động liên kết thu hút doanh nghiệp, tạo an tâm có đủ nguyên liệu sản xuất bởi doanh nghiệp sợ về đó mà nông dân không bán cho doanh nghiệp. Bộ trưởng cho rằng lãnh đạo địa phương cần phải sâu sát ngồi với 2 gồm nông dân và doanh nghiệp, tạo niềm tin thị trường trước.

Khai thác lợi thế 17 FTA

Cùng tham gia trả lời đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ lịch sử nước ta chứng minh là “khi nào công - nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng thì cách mạng sẽ thành công”.

Quán triệt tinh thần đó, nhiều năm qua là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quan hệ rất tốt, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ đã có chương trình phối hợp toàn khóa, cùng với đó là kế hoạch hằng năm, chế độ giao ban định kỳ hàng quý và có cơ chế xử lý sự cố từng vụ việc. Từ đó, nhiều vấn đề bức xúc đã được giải quyết.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ một nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang tư duy nông nghiệp hàng hóa và chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp đòi hỏi nỗ lực lớn. Mặc dù thời gian qua đã có những cố gắng nhưng chưa thấm tháp gì khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa đạt yêu cầu thị trường.

Làm tốt thương hiệu trong nước là bệ đỡ để đưa nông sản Việt ra nước ngoài
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham gia trả lời đại biểu.

Trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định nông sản nước ta hoàn toàn có thể trở thành hàng hóa và hoàn toàn có thể bán ra thị trường thế giới. Đồng thời khẳng định Việt Nam bây giờ là thành viên của 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 65 quốc gia, vùng lãnh thổ nên thị trường rất rộng mở.

Hơn nữa, thời gian qua, sản phẩm nông sản Việt Nam đã vào được thị trường rất khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước phát triển. Điều đó chứng tỏ những sản phẩm đi được là những sản phẩm đạt được tiêu chuẩn của thị trường.

Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo Chính phủ, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp rất tốt để chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang hàng hóa. Đó là vấn đề khuyến cáo các địa phương quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức lại sản xuất theo yêu cầu của thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ đã làm rất tốt việc cung cấp thông tin thị trường, định hướng sản xuất, cung cấp thông tin thị, khuyến cáo vùng trồng, vùng nuôi, khuyến cáo người sản xuất và doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng sản xuất theo tín hiệu thị trường. Đồng thời, đã phối hợp trên cơ sở các FTA đã ký thì đàm phán để đưa các sản phẩm nông nghiệp vào thị trường nước ngoài. Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương có liên quan để thuận lợi hóa các thủ tục.

Về giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ sẽ tiếp tục làm tốt thông tin thị trường, khai thác lợi thế 17 FTA đã ký tăng cường đàm phán, thuận lợi hóa thương mại cho hàng hóa xuất khẩu, giảm chi phí, đẩy mạnh thực hiện đề án xuất khẩu nông sản chính ngạch và đẩy mạnh thương mại điện tử.

Cùng với đó, đề nghị các địa phương làm tốt quy hoạch vùng trồng vùng nuôi, xây dựng thương hiệu sản phẩm; khuyến cáo có sự liên kết trong tổ chức sản xuất. Bộ trưởng nhấn mạnh trong quá trình này, vai trò của cấp ủy chính quyền địa phương là rất quan trọng và đây là điều thực tiễn đã chứng minh.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...

Tin khác

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 (Nghị quyết số 1256) có hiệu lực từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố), 77 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 28 phường và 7 thị trấn).
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động