Nhà thuốc khan hàng, F0 chật vật mua thuốc
Gặp mặt, tri ân những thầy thuốc Thủ đô tiêu biểu Đề xuất thêm phương án xử lý đối với thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu |
Vất vả tìm mua thuốc
Những ngày vừa qua, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh thành có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở Hà Nội số ca mắc liên tục lập đỉnh. Ngày 24/2, toàn Thành phố ghi nhận hơn 8.800 ca mắc Covid-19, trước đó, ngày 23/2, Hà Nội ghi nhận hơn 7.400 ca, còn ngày 22/2 ghi nhận gần 6.900 ca. Số ca Covid-19 nhẹ, không triệu chứng ở Hà Nội chiếm 98% tổng số ca đang điều trị, theo dõi. Đa số F0 hiện nay tự cách ly, chữa trị tại nhà.
Do số ca nhiễm tăng cao nên các hiệu thuốc trên địa bàn Thành phố luôn tấp nập người dân đến mua thuốc và các trang thiết bị y tế cần thiết để phòng, tránh dịch Covid-19 và tăng cường đề kháng.
Xác định là F0 từ ngày 23/2, chị Phương Nga (Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) được tư vấn nên sử dụng một số thuốc trị triệu chứng và tăng cường đề kháng như thuốc hạ sốt, thuốc ho, vitamin các loại, nước muối sinh lý, cồn sát trùng, kit xét nghiệm Covid-19, thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2)… để tự chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, việc mua thuốc với chị rất chật vật do các hiệu thuốc luôn trong tình trạng “cháy hàng”.
Người dân xếp hàng mua thuốc phòng, chống và chữa trị mắc Covid-19. |
“Ngay hôm đầu tiên phát hiện mắc Covid-19, tôi đã nhờ người thân đi mua một số loại thuốc. Thế nhưng tôi không ngờ là việc mua thuốc lại khó như thế. Phải đi đến 4-5 cửa hàng thuốc gần nhất nhưng người nhà tôi vẫn không mua được đủ thứ cần thiết. Đặc biệt là vitamin D và vitamin C, nước muối sinh lý hỏi chỗ nào cũng báo không còn hàng. Là F0 đã mệt, đi mua thuốc để chữa ở nhà còn mệt không kém”, chị Nga nói.
Trưa 24/2, chị Nga tiếp tục nhờ người thân ra một hiệu thuốc ở khu vực quận Thanh Xuân. Mặc dù giữa trưa nhưng cửa hàng có rất đông người đợi tới lượt. Xếp hàng tại đây 30 phút nhưng người nhà chị Nga vẫn không mua được cồn sát khuẩn và thuốc hạ sốt. Thậm chí cửa hàng này cũng phải dán thông báo hết kit xét nghiệm Covid-19, thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2), khi nào có sẽ thông báo sau.
Là người duy nhất không mắc bệnh trong gia đình có 4 người là F0, chị Thu Huyền (quận Cầu Giấy) cũng chia sẻ hành trình mua thuốc của mình cũng rất gian nan. Gần một tuần nay, mỗi ngày chị đều phải ra các cửa hàng thuốc để mua từng loại do không thể mua hết được trong một lần.
“Ngày nào tôi cũng phải ra hiệu thuốc để mua mỗi thứ một ít. Hôm thì chỉ mua được thuốc hạ sốt, hôm thì chỉ mua được viên xông… Thuốc xịt họng xuyên tâm liên lại càng khó mua. Do loại thuốc này cả người chưa mắc bệnh hoặc người đang mắc Covid-19 đều dùng được nên tôi tìm mỏi mắt chưa mua được”, chị Huyền chia sẻ.
Khách hàng đau đầu vì loạn giá
Không chỉ chịu cảnh khan hiếm hàng, không mua được thuốc, nhiều khách hàng còn đau đầu vì giá các loại trang thiết bị y tế không ngừng “nhảy múa”. Cùng với đó nhiều người còn đổ xô đi tìm kiếm mua các loại thuốc hạ sốt, kháng sinh, vitamin, thuốc xịt mũi, súc miệng... khiến cho các mặt hàng này tăng giá vùn vụt.
Do nhu cầu tăng cao nên nhiều mặt hàng không đủ cung. |
Điển hình như với kit test, nếu như trước dịp Tết Nguyên đán, các sản phẩm kit test có mức giá từ 50.000-80.000 đồng/kit tùy loại thì đến nay đã lên 70.000-100.000 đồng/kit. Tại các trang mạng xã hội, một bộ kit có nhiều mức giá khác nhau. Mức giá được đưa ra thường nằm trong khoảng từ 65.000-90.000 đồng một kit. Các hộp 5 kit có giá từ 300.000 đồng trở lên, hộp từ 20 kit có giá từ 1 triệu đồng trở lên.
Ngoài các kit test nhanh thì thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2) cũng được người dân săn đón. Hiện nay, tại các nhà thuốc, những chiếc máy này được bán với mức giá dao động từ 550.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng một chiếc. Mặc dù giá đã tăng nhiều nhưng không ít nơi vẫn thiếu hàng để bán.
Không chỉ riêng các dụng cụ kiểm tra này mà các sản phẩm như cồn, nước muối sinh lí, thuốc điều trị cảm cúm, ho, sốt đều tăng so với trước đây, thậm chí có loại tăng giá gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Anh Đặng Khánh Toàn (quận Hà Đông) chia sẻ, do nhà có F0 cần chữa trị nên dù giá có tăng như thế nào anh cũng chấp nhận.
“Bình thường 1 chai nước muối sinh lý dung dịch 0,9% sẽ có giá khoảng 5.000 đồng/chai. Hôm trước tìm mua không được, tôi phải vào một cửa hàng thuốc bán lẻ với giá 13.000 đồng/chai. Cồn sát khuẩn 70 độ tôi cũng phải mua với giá 40.000 đồng/chai 500ml, trong khi ngày thường cùng loại chỉ có 15.000-25.000 đồng; dầu gió mua 35.000 đồng/chai 12ml so với trước đây là 20.000 đồng. Các sản phẩm đều không được niêm yết giá, người bán bảo sao thì tôi mua vậy. Tôi biết là giá đắt hơn nhưng đành chấp nhận vì may là còn hàng”, anh Toàn nói.
Trước tình trạng loạn giá kit test Covid-19, máy đo SpO2... như hiện nay, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 526/UBND-KT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý hiện tượng tăng giá vật tư, trang thiết bị y tế; thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 trên địa bàn thành phố. Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, trên thị trường có hiện tượng tăng giá một số vật tư, trang thiết bị y tế, bộ test kháng nguyên Covid-19, thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2)...; lưu thông, kinh doanh thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 chưa được phép lưu hành; hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để trục lợi, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Do đó, UBND Thành phố yêu các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai ngay công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về giấy phép, việc đầu cơ, tăng giá, kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhãn mác đối với các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế… Cục Quản lý thị trường thành phố được giao chủ trì kiểm tra, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả kiểm tra, xử lý theo quy định trước ngày 3/3/2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05