Ứng dụng công nghệ trong quản lý, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà: Mô hình cần nhân rộng
Hà Nội: Chú trọng giải quyết thủ tục hành chính cho F0 điều trị tại nhà Lặng thầm chung sức chăm sóc các F0 điều trị tại nhà |
Giảm bớt gánh nặng quản lý F0
Suốt hơn một tháng qua, Hà Nội liên tục đứng đầu cả nước về số ca mắc Covid-19. Trong ngày 13/3, Thành phố ghi nhận 29.269 ca bệnh Covid-19. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, hơn 95% tổng số ca nhiễm được theo dõi và điều trị tại nhà. Trước số ca mắc liên tục tăng, nhiều đơn vị đã sử dụng các ứng dụng theo dõi và điều trị F0 tại nhà.
Điện thoại viên trực Tổng đài 1022 Hà Nội hỗ trợ người dân phản ánh, kiến nghị liên quan đến dịch Covid-19 |
Tại quận Nam Từ Liêm, từ việc xác nhận F0 đến tư vấn điều trị đều được đẩy mạnh qua hình thức online. Để xác nhận bệnh nhân mắc Covid-19, quận Nam Từ Liêm, thực hiện hai hình thức. Bên cạnh việc đến Trạm Y tế phường để xét nghiệm lại, người bệnh có thể lựa chọn phương án tự quay video quá trình tự test tại nhà và gửi cho cán bộ y tế có thẩm quyền để được công nhận gián tiếp.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Hoàng Xuân Huệ, hiện tại nếu người dân không có điện thoại thông minh mới phải ra phường để làm thủ tục xác nhận F0. Còn đối với những người có điện thoại thông minh đều được thực hiện online. “Nếu người dân đến Trạm y tế thì có thể dùng phần mềm PC-Covid hoặc quét QR Code để tại Trạm rồi khai báo, không cần phải dùng giấy tờ”, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm thông tin.
Ngoài ra, theo bà Huệ, việc đông bệnh nhân có thời điểm nhân viên y tế rơi vào tình trạng quá tải, F0 chưa được tư vấn kịp thời. Để giải quyết vấn đề đó, Trung tâm Y tế quận đã triển khai đến tất cả Trạm y tế của các phường về việc lập các nhóm hỗ trợ F0 online. Số lượng nhóm tùy thuộc vào ca mắc Covid-19 tại phường, thông thường mỗi nhóm có 50-70 F0. Trong nhóm sẽ có lãnh đạo phường, lãnh đạo Trạm y tế, Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ dân phố nắm bắt thông tin, hỗ trợ F0. Chính nhờ sự phối hợp các bên nên việc cấp Giấy chứng nhận khỏi bệnh cũng không phức tạp, rườm rà.
Tương tự tại quận Tây Hồ để tránh quá tải cho đội ngũ y tế cũng như tạo thuận lợi cho các F0 điều trị tại nhà, 8/8 phường đã thực hiện ứng dụng công nghệ, sử dụng phần mềm khai báo điện tử hướng dẫn người dân khai báo thông tin trực tuyến tại nhà.
Người dân sẽ thực hiện khai báo y tế online trên trang thông tin điện tử của phường mình đang sinh sống và thực hiện theo các bước theo quy định. Đối với người dân tự test tại nhà thì bắt buộc phải có hình ảnh kit test (ghi rõ họ tên, ngày test trên kit test) gửi kèm theo mẫu hoặc Clip để chứng minh. Khi khai báo y tế được gửi, Trạm y tế phường tiếp nhận thông tin, lập danh sách F0 và tham mưu Ủy ban nhân dân phường ra Quyết định cách ly. Sau khi khai báo và đã được tiếp nhận thông tin, sẽ có tin nhắn gửi về số điện thoại đã khai báo của bệnh nhân “tên đăng nhập kèm theo mật khẩu” để F0 có thể tự khai báo hàng ngày và theo dõi sức khỏe tại nhà dựa trên thống kê số điểm theo thang điểm đã được đưa ra.
Ông Đặng Hữu Tiến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho hay, việc khai báo, nhận kết quả hoàn thành cách ly của người bệnh Covid-19 trên địa bàn phường qua ứng dụng phần mềm được thực hiện nhanh gọn, thuận tiện, chính xác, hiệu quả. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường đã triển khai thực hiện ứng dụng đến các chi bộ, tổ dân phố, tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng, Ban quản lý, Ban quản trị các chung cư biết để được hướng dẫn sử dụng. Việc ứng dụng phần mềm đã giúp phường thống kê, quản lý F0 trên địa bàn được chính xác và rất tiện lợi cho người bệnh.
Tiếp tục vận hành hiệu quả Tổng đài 1022
Song song với việc được quản lý, hỗ trợ thông qua việc khai báo trên phần mềm tại địa phương mình đang sinh sống, trước diễn biến số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, thành phố Hà Nội đã có điều chỉnh kịp thời nhằm giảm tải áp lực cho hệ thống y tế cơ sở, đồng thời đảm bảo hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng vướng mắc của người dân thông qua Tổng đài 1022.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội, tuần từ 7/3 đến 13/3, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận 2.823 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 2.487 cuộc, đạt 88,1%. Đáng chú ý, tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 2) là 4.726 cuộc; số các F0 điều trị tại nhà được hướng dẫn, tư vấn, chăm sóc là 3.159 người. Lũy kế từ ngày 20/8/2021 đến 13/3, Tổng đài 1022 Hà Nội đã tiếp nhận 90.099 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 70.743 cuộc, đạt 78.52 %. Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 2) là 264.553 cuộc, trong đó số F0 được tư vấn, chăm sóc là 174.004 người.
Chia sẻ về việc tiếp nhận phản ánh của người dân thông qua Tổng đài 1022, Tổng đài viên Đ.V.H cho biết: Thời gian qua, bộ phận trực Tổng đài 1022 nhận được khá nhiều cuộc gọi của người dân đề nghị được hỗ trợ y tế điều trị F0 tại nhà; hướng dẫn giải quyết các thủ tục hành chính; quy trình cách ly khi phát hiện dương tính với Covid-19; phản ánh việc găm hàng, tăng giá của một số quầy thuốc… Sau khi được hướng dẫn, tư vấn, đa số người dân đã biết cách xử lý linh hoạt trong các tình huống, nhất là khi có người nhà mắc Covid-19.
Từ những sự trách nhiệm, tư vấn của các Tổng đài viên, hầu hết các thắc mắc của người dân đều được hỗ trợ kịp thời. Bày tỏ sự hài lòng khi nhận được tư vấn qua Tổng đài 1022 nhánh số 2, chị Nguyễn Thị Huyền (xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai) cho biết: “Thông qua Tổng đài mạng lưới bác sĩ đồng hành, chỉ sau 15 phút, tôi đã được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn đầy đủ về quy trình cách ly tại nhà cũng như sử dụng thuốc điều trị Covid-19 sao cho hợp lý. Không chỉ riêng tôi mà thông qua Tổng đài 1022, những thắc mắc của người dân được chuyển đến đúng với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhanh chóng. Mô hình này là rất tốt, nhất là trong thời điểm số F0 gia tăng nhiều như hiện nay”.
Đánh giá về Tổng đài 1022, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc tiếp tục duy trì, vận hành Tổng đài 1022 là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa vô cùng cấp bách trong tình hình hiện nay, không chỉ đáp ứng hiệu quả yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 mà còn mang tính bền vững trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đời sống của nhân dân. Thời gian tới, Sở Y tế sẽ tiếp tục phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC), cùng các đơn vị liên quan nâng cao hiệu quả hoạt động qua Tổng đài này./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05