Nhà báo Tuyết Nhung hồi ức về bữa cơm nhà và căn bếp tối
Thương mãi bữa cơm nhà 60 năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” |
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, với nhà báo Tuyết Nhung thì mảnh đất này luôn đong đầy thương nhớ. Thời kỳ làm ở Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội, bà luôn trăn trở về cách thể hiện tình yêu Hà Nội như thế nào cho khán giả đồng cảm cũng như khơi gợi tình yêu ra sao để thế hệ trước, thế hệ sau cảm thông và thấu hiểu. Trong đó, “Hà Nội của chúng ta” là một trong những chương trình đặc sắc về Hà Nội gắn liền với tên tuổi nhà báo Tuyết Nhung.
Thời bao cấp trong ký ức của nhà báo Tuyết Nhung là những gian bếp thanh bạch được thu xếp khéo léo dưới gầm cầu thang, ngoài hành lang, góc ban công của biết bao khu nhà tập thể, của những hộ dân cư chen chúc, ám mùi mắm muối, mùi đồ ăn quá lửa, mùi ẩm mốc lẫn mùi khói dầu, khói than tổ ong… Bếp dầu, bếp than rồi bếp điện may xo gắn với từng câu chuyện đặc trưng: xếp hàng đong dầu, khêu bấc, thay bấc cho đến nhóm, quạt bếp than, khều than, đun trộm điện.
Nhà báo Tuyết Nhung tại gian hàng mậu dịch. |
“Thời đó, cán bộ mới có bếp dầu, gia đình bình thường đun bằng mùn cưa, quét lá rụng về đun, sau đó mới có than quả bàng. Vì gia đình không có tiêu chuẩn bếp dầu nên mẹ tôi khéo léo "chê" là bếp dầu hôi. Chỉ có bà đẻ hoặc đến Tết mới được ăn nước mắm loại tốt, còn thường sẽ là loại 2, mùi nồng nặc. Các mẹ phải cho lên đun nước mắm, hoà nước và muối vào để bớt mùi. Mỗi lần có nhà nào đun nước mắm thì cả khu khổ.
Gạo mốc, phải vo 2- 3 giá: giá 1 để nhặt thóc, cỏ lồng vực, giá 2 để nhặt sạn. Bát cơm gạo trắng là mơ ước của cả một thời. Vì gian khó mà đã nảy sinh vô vàn sáng kiến để xoay sở bữa cơm gia đình. Từ những việc đòi hỏi một sự can đảm nhất định như buôn tem phiếu đến những tiểu tiết như: Quấn vải sạch vào đầu đũa, nhúng một lớp mỡ bôi mỏng khắp chảo để xào rán, lấy lá chuối lót lên chảo để rán đậu không sát, không cháy trong điều kiện không có mỡ...”, nhà báo Tuyết Nhung kể.
Nhà báo Tuyết Nhung trong chương trình Quán Thanh xuân số 11. |
Cũng trong chương trình, nữ nhà báo còn kể về ký ức khi mẹ dạy làm món trứng rán, trứng thì ít mà bột mỳ thì nhiều. Rồi bà đã kể về mẹ có nuôi mấy con gà đẻ trứng, nhưng tiết kiệm vô cùng, lúc nào cũng tích trữ mà tích trữ đến hỏng cả trứng nhưng vẫn ăn. Những món ăn như bánh đúc ngô, bánh cuốn ngô, cà muối, canh dưa cá… cũng hiện lên sinh động qua cách kể chuyện dí dỏm của nữ nhà báo. Nói về việc lưu giữ những món ăn của người Hà Nội, nhà báo Tuyết Nhung cho biết, đó là do mẹ và dì truyền dạy lại cho mình từ hồi tấm bé.
Bà khẳng định, chúng ta không thể ca tụng thời bao cấp, nhưng thời đó để lại cho mỗi chúng ta nỗi nhớ da diết, không thể nào quên. “Căn bếp với tôi luôn là điều kỳ diệu, là hình bóng của mẹ, của dì, là những lúc bé hai chị em nấu cơm. Tôi nhớ chạn bát đã có trong căn bếp tối từ lúc tôi sinh ra và lớn lên, trưởng thành. Khi lấy chồng rồi trở về nhà đã thấy tủ nhôm kính sáng loáng lại khiến mình nhớ căn phòng bếp tối vô cùng. Có thể nói bữa cơm và căn bếp tối ấy luôn thắm đượm tình gia đình, nuôi ta khôn lớn và tin tưởng vào tương lai tươi sáng hơn”, nhà báo Tuyết Nhung kể thêm...
Với nhà báo Tuyết Nhung thì những kỷ vật làm bếp của người mẹ để lại là vô giá, bởi nó gắn bó với bà suốt những năm sống bên mẹ, là cả bầu trời thương nhớ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số 15/11/2024 14:42
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15