Nguy hại từ sản phẩm thuốc lá thế hệ mới
Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch năm học | |
Sẽ cấm các loại thuốc lá điện tử |
Không có công dụng cai nghiện
Nếu như trước kia, người sử dụng thuốc lá truyền thống còn e dè, tránh cho người thân không bị ảnh hưởng bởi tình trạng khói thuốc thụ động thì ngày nay, do tin vào lời quảng cáo rằng thuốc lá thế hệ mới không nguy hại, họ vô tư hút trong phòng kín, mà không lo ảnh hưởng đến người xung quanh.
Thuốc lá thế hệ mới có nhiều tác hại như thuốc lá truyền thống (Ảnh minh họa). |
Đơn cử như trường hợp chị Nguyễn Thị H. (Hà Nội) cho biết, chồng chị nghiện thuốc lá nặng. Trước kia, khi sử dụng thuốc lá truyền thống, chồng chị thường ra ngoài trời để hút. Từ ngày thuốc lá điện tử thâm nhập thị trường Việt Nam, chồng chị chuyển sang hút thuốc lá điện tử và vô tư hút trong nhà vì cho rằng không độc hại. Không những vậy, mùi thơm của thuốc lá điện tử khiến chị H. tò mò hút thử. Hương vị cùng với mùi thơm của thuốc lá điện tử và thú vui được đồng điệu cùng chồng khiến chị H. trở thành bạn đồng đẳng với chồng… Từ thuốc lá điện tử, chị H. theo chồng hút thuốc lá làm nóng rồi cả thuốc lá truyền thống và đã có triệu chứng nghiện thuốc lá…
Hay trường hợp anh Hoàng Văn T. (34 tuổi, ở Hà Nội), cho biết, anh đã hút thuốc lá thông thường được 10 năm. Do hút thuốc lá lâu năm sợ bỏ đột ngột mà không có phương pháp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thấy quảng cáo trên mạng xã hội thuốc lá điện tử có thể cai được thuốc lá thông thường nên anh mua về sử dụng. Tuy nhiên, anh T. không bỏ được, mà lại còn lệ thuộc vào loại thuốc lá thế hệ mới này. “Thử một vài lần lại thấy hay hơn thuốc lá điếu, thơm mùi shisa, mùi hoa quả rất dễ chịu nên hút dần thành quen. Bây giờ không hút lại thấy thiếu và một ngày không hút sẽ không chịu được”, anh T chia sẻ.
Theo các chuyên gia y tế, một số thuốc lá điện tử có hình dáng giống với thuốc lá truyền thống, xì gà hoặc ống điếu, một số khác trông giống như cây bút, USB hoặc có thiết kế hoàn toàn khác nhau. Thuốc lá điện tử có loại dùng một lần và loại có thể “sạc” lại. Hầu hết các mẫu thuốc lá điện tử hiện nay sử dụng ống chứa dung dịch – loại dùng một lần hoặc có thể bơm dịch vào để dùng tiếp. Dung dịch này thường chứa nicotin, chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật.
Độ nặng của thuốc lá điện tử dựa trên lượng nicotin trong dung dịch, được biểu thị bằng miligam trên mililit hoặc tính theo phần trăm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cảnh báo rằng các nhãn mác không phải lúc nào cũng cung cấp thông tin chính xác về hàm lượng nicotin. Một số loại vỏ thuốc dùng một lần chứa dạng nicotin cô đặc, gọi là muối nicotin. Một vỏ thuốc chứa 5% muối nicotin có thể có 30 đến 50 miligram nicotin, tương đương lượng nicotin trong một đến ba gói thuốc lá thông thường.
Kiểm soát chặt các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới
Chia sẻ về vấn đề này, bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), hiện nay, việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới, gồm: Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng là sản phẩm thay thế ít tác hại hơn so với các loại thuốc lá thông thường. Thậm chí, các chiến thuật quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm thuốc lá mới tập trung vào việc thu hút giới trẻ.
Theo điều tra sức khỏe học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố của nước ta vào năm 2019 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở học sinh Việt Nam có xu hướng giảm từ 4% xuống 3,6% nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử bắt đầu tăng lên 2,6%. "Trong khi đó, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng cho thêm các phụ gia có hại cho sức khỏe, rất khó kiểm soát, nhất là đối với thế hệ trẻ. Do đó, tại nước ta không nên cho phép thí điểm bất cứ loại thuốc lá mới nào", bà Phan Thị Hải nói.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Từ bỏ thuốc lá có lợi ích không chỉ với sức khỏe của phổi mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Cụ thể, hút thuốc lá gây hại đến phổi, làm suy yếu chức năng phổi, làm giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng và ức chế miễn dịch. Do đó, những người hút thuốc dễ bị viêm phổi do vi khuẩn và vi rút, bao gồm cả Covid-19. Hút thuốc làm tê liệt và thậm chí giết chết các nhung mao trong phổi. Khi không có các nhung mao này, người hút thuốc đặc biệt nhạy cảm với Covid-19. |
Cụ thể, thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại, gây nghiện, gây bệnh tật, tử vong. Theo Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotin - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư. Sử dụng nicotin quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotin là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ…
Đặc biệt, với trẻ em và phụ nữ mang thai, nicotin trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Nicotin cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra sinh non và thai chết lưu. Đối với thanh thiếu niên, những thay đổi do nicotin gây ra trong hệ thần kinh, trong não khiến người dùng ở nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện nicotin hơn và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.
Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có: Glycerin, propylene glycol và hương liệu (có hơn chục nghìn loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Glycerin/Glycerin gốc thực vật, khi được đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, gây kích ứng đường hô hấp trên và làm tăng mảng bám trong mạch máu cũng như tạo huyết khối, tăng nguy cơ tim mạch nhồi máu cơ tim và đột quỵ… Các chất độc hại trong thuốc lá điện tử còn gây tổn thương phổi cấp.
Còn đối với thuốc lá nung nóng, hiện nay, một số tập đoàn thuốc lá trên thế giới đang giới thiệu loại sản phẩm thuốc lá mới, được giới thiệu với đặc tính là chỉ làm nóng ở nhiệt độ khoảng 3.000 độ C để sinh ra các hạt khói/ làn khói cho người hút thuốc hít vào thông qua một thiết bị điện tử bao gồm bộ phận gia nhiệt làm nóng, điếu thuốc (hay đầu cắm) được sử dụng cùng nhau… Nhưng, cũng giống như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường.
Theo các chuyên gia y tế, một thực trạng đang diễn ra đó là hiện nay sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng… hầu hết đang được nhập lậu vào Việt Nam và chủ yếu là hàng Trung Quốc vì giá thành rẻ, dễ nhập hàng. Nguy hiểm hơn mặt hàng này hiện phân phối thông qua các kênh không chính thức do loại mặt hàng chưa được quản lý chặt, chưa có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật được bán tràn lan, trôi nổi trên mạng, các cửa hàng nhỏ lẻ. Thực tế này đã và đang gây thất thu một nguồn thuế khá lớn cho Nhà nước, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: Sản phẩm giả; sản phẩm kém chất lượng… Tất cả những yếu tố này đều có khả năng gây mất an toàn, tổn hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Trước những nguy hại của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, Bộ Y tế dự kiến sẽ xây dựng hệ thống văn bản để trình lên Chính phủ và Quốc hội trong việc cấm sử dụng thuốc lá thế hệ mới trên lãnh thổ Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe cho người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38