Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 15/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị tiếp xúc giữa cử tri quận Ba Đình với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu trụ sở Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tới điểm cầu các phường trên địa bàn với gần 700 cử tri.
Quyết tâm phát triển kinh tế quận Bắc Từ Liêm theo hướng bền vững, hài hòa các lợi ích Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Thanh Xuân

Tham gia tiếp xúc cử tri có 5 người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 gồm: Bà Lê Kim Anh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội; bà Lê Thị Thúy Bắc - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình; ông Trần Xuân Cương - Đảng ủy viên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nước sạch Hà Nội; ông Nguyễn Chí Lực - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội và ông Hoàng Minh Dũng Tiến - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Ba Đình.

Tại hội nghị, các cử tri đã được nghe giới thiệu tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử và nghe người ứng cử trình bày chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Những người ứng cử bày tỏ mong muốn nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của cử tri; khi trúng cử sẽ nỗ lực rèn luyện, cống hiến kinh nghiệm, công sức để xây dựng quận, xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển. Các ứng cử viên cho biết sẽ giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, thường xuyên tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của cử tri để phản ánh, đề đạt những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan có thẩm quyền.

Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Ba Đình
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình.

Trình bày chương trình hành động tại hội nghị, ứng cử viên Lê Kim Anh cho biết, nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố sẽ cố gắng đưa tiếng nói của phụ nữ Thủ đô đến với Hội đồng nhân dân Thành phố, tích cực đề xuất trong việc triển khai thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Bà cũng quan tâm, chú ý đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; chăm lo, giáo dục, bảo vệ trẻ em; xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc; phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em; góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, an toàn, thân thiện. Cùng đó, bà sẽ cùng các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động hỗ trợ phụ nữ nỗ lực vươn lên khẳng định mình, tích cực tham gia hoạt động xã hội, nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Ứng cử viên Lê Thị Thúy Bắc bày tỏ, nếu trúng cử sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh, phát triển tiềm năng của mỗi học sinh, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXVI Đảng bộ quận Ba Đình, nhiệm kỳ 2020-2025 là phấn đấu trở thành địa phương dẫn đầu về giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, bà cũng tham gia cùng tập thể Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định những vấn đề theo luật định nhằm phát triển thành phố về mọi mặt, nhanh chóng đưa các quyết định của Hội đồng nhân dân vào cuộc sống với hiệu quả cao nhất.

Trong chương trình hành động của mình, ứng cử viên Trần Xuân Cương cho biết, nếu được tin tưởng bầu là đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố sẽ đóng góp với Thành phố các giải pháp về nâng cao quản lý chất lượng nước, áp dụng khoa học công nghệ chống thất thoát, thất thu, nâng cao dịch vụ cấp nước, bảo đảm 100% nhân dân Hà Nội sử dụng nước sạch... Đồng thời đề xuất Hội đồng nhân dân Thành phố quan tâm giám sát các vấn đề bức xúc của nhân dân về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, giải phóng mặt bằng, an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý sử dụng đất đai và đặc biệt là công tác phục vụ cấp nước cho nhân dân Thủ đô theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Cho rằng hiệu quả của hoạt động giám sát là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, ứng cử viên Nguyễn Chí Lực cho biết, nếu trúng cử sẽ phối hợp với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của Thành phố đẩy mạnh việc thực hiện quyền giám sát, chấp hành các Nghị quyết của cơ quan dân cử; tích cực tham gia các hoạt động chất vấn, đề xuất tăng cường các phiên giải trình để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ với quan điểm đi đến tận cùng vấn đề… Với trách nhiệm của người cán bộ kiểm tra và vai trò của người đại biểu Hội đồng nhân dân, ông sẽ cùng tập thể lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy chỉ đạo phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố; đề xuất những giải pháp để tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát...

Ứng cử viên Hoàng Minh Dũng Tiến cho biết, nếu trúng cử sẽ nỗ lực cùng tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy thành tựu nhiệm kỳ trước, khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn, quyết tâm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXVI Đảng bộ quận. Bên cạnh đó tích cực nghiên cứu, đóng góp để tiếp tục đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Hội đồng nhân dân; đổi mới việc xây dựng, ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, tập trung thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh và đời sống nhân dân, vừa triển khai tốt việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị với nhiều đổi mới về bộ máy chính quyền phường.

Tại hội nghị, hầu hết cử tri quận Ba Đình tán thành với chương trình hành động của 5 ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Các cử tri bày tỏ mong muốn, các ứng cử viên sẽ thực hiện cam kết, lời hứa với cử tri nếu được tín nhiệm bầu; phản ánh trung thực tâm tư nguyện vọng của cử tri tới các cơ quan, tổ chức, có các kiến nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, các ứng cử viên nếu trúng cử cần quan tâm giải quyết những vấn đề như đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục cải tạo chung cư cũ…

Thay mặt các ứng cử viên, Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ và nỗ lực giải quyết các kiến nghị chính đáng của cử tri nếu trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Xem thêm
Phiên bản di động