Người thắp lửa trong tâm hồn học sinh

(LĐTĐ) Với quan niệm “Một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác”, những năm qua, cô giáo Lưu Thị Thu Hà (Trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi gợi niềm say mê hứng thú, khám phá tiềm năng còn ẩn sâu trong các em học sinh.
nguoi thap lua trong tam hon hoc sinh Người hơn 20 năm “vác tù và hàng tổng”
nguoi thap lua trong tam hon hoc sinh Chuyện cô giáo tự xây dựng phần mềm
nguoi thap lua trong tam hon hoc sinh Thầy giáo Phạm Văn Hoan: Hạnh phúc là khi mang lại niềm vui cho học trò

Biến học tập thành niềm vui

Cô giáo Lưu Thị Thu Hà cho biết: “Hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, hướng tới mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”, những năm qua, tôi luôn trăn trở với vấn đề đổi mới, sáng tạo các giờ dạy học Ngữ văn. Tôi khao khát thổi lửa cho tiết học và thắp lửa trong tâm hồn học sinh, để các em không cảm thấy nhàm chán, khuôn sáo, nặng nề, để mỗi tiết học luôn thật hứng khởi và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

nguoi thap lua trong tam hon hoc sinh
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà trình bày trước Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. (Ảnh: P.T)

Với tinh thần “giảm áp lực, tăng hứng thú”, biến học tập thành niềm vui và nhu cầu tự thân, cô giáo Thu Hà đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi gợi niềm say mê hứng thú, khám phá tiềm năng còn ẩn sâu trong học sinh, từ đó nâng đỡ nhân cách các em phát triển, hướng tới giá trị chân - thiện - mĩ.

Để tạo hứng thú cho mỗi học sinh, trong mỗi giờ học, cô giáo Lưu Thị Thu Hà thường lồng ghép các buổi “Talkshow truyền hình - Tại sao không?”. Theo đó, học sinh đóng vai MC, giáo sư Sử học... cùng thảo thuận về bài học. Đồng thời, cô Hà cũng hướng dẫn học sinh khai thác tư liệu từ thư viện Hà Nội để tự tay làm ra những cuốn sách, cuốn tạp chí văn học, nghệ thuật. Học sinh nhờ thế đã phát huy được những cá tính và tài năng nghệ thuật độc đáo.

“Có một thực tế không thể phủ nhận, hiện nay, nhiều giờ học văn chưa đủ hấp dẫn khiến học sinh không hào hứng. Hình thức tổ chức giờ học sáng tạo dưới dạng một talkshow thực sự đã giảm áp lực, tăng hứng thú, cho học sinh được học mà chơi, chơi mà học, lại giúp các em hình thành nhiều kĩ năng cần thiết. Tôi đã hướng dẫn các em mô phỏng các chương trình truyền hình như “Hỏi xoáy đáp xoay”, “Văn hóa sự kiện và nhân vật”, “Nhà tròn”… để chuyển tải nội dung các bài văn học sử, các bài tác giả văn học một cách lý thú. Từ sân khấu lớp học, tôi cũng đã kết nối với một số chương trình truyền hình, cho các em được đến sân khấu trường quay tham gia với vai trò khách mời để các em có những trải nghiệm thú vị” - cô giáo Thu Hà tâm sự.

Thông qua Dự án đã giúp cô giáo Thu Hà phát hiện ra khả năng viết kịch bản, dựng tình huống rất tốt ở một số học sinh và khả năng ứng biến thú vị, hài hước ở nhiều học sinh. Cô giáo Thu Hà cho biết: “Sau khi tư vấn, hướng dẫn cho các em về cách đặt và trả lời câu hỏi, tôi thấy các em có sự trưởng thành rõ rệt khi tham gia ở chương trình truyền hình với vai trò khách mời. Và có những học sinh đã nuôi dưỡng giấc mơ nghề nghiệp từ sân chơi này như thi đỗ vào khoa Đạo diễn của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh hay thử sức làm MC chuyên nghiệp”.

Hay như với dự án “Em làm cô giáo”, các em học sinh đã được trải nghiệm thử công việc của người giáo viên như: Chấm điểm, viết lời phê, soạn bài giảng, tổ chức các hoạt động dạy học... Nhờ vậy, những giờ học văn đã trở nên vui vẻ, sôi nổi khi các học sinh đọc lời phê dí dỏm, hài hước hoặc chỉn chu, trang nghiêm của bạn mình; đồng thời tự nhận ra thiếu sót hạn chế trong bài của chính mình…

Chú trọng giáo dục nhân cách

Cô giáo Thu Hà chia sẻ: “Tôi rất tâm đắc với câu nói về vai trò của người thầy: “Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim”. Và môn văn với lợi thế, đặc trưng riêng của môn học cho phép người giáo viên không chỉ cung cấp tri thức mà còn làm phong phú thêm cảm xúc, hướng học trò đến các giá trị nhân văn, tiến bộ của đời sống. Nhưng rõ ràng, một tiết học đi theo lối mòn, nặng nề, xơ cứng sẽ không thể thực hiện được mục đích cao đẹp học văn là học làm người”.

nguoi thap lua trong tam hon hoc sinh
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà trong một tiết học

Dự án “Chuyện kể lớp mình” được cô giáo Thu Hà ấp ủ thực hiện xuất phát từ mong muốn “gieo điều thiện, ươm lòng nhân, nuôi khát vọng, hái trái lành”, tạo nên những thế hệ học trò không chỉ sáng về trí tuệ mà còn ấm trong trái tim. Các em tự lựa chọn những người, những việc khiến các em băn khoăn, xúc động rồi chia sẻ, đối thoại với tập thể lớp. Khi Dự án kết thúc, các em vừa có một tài liệu học tập bổ ích vừa hình thành tư duy đa chiều, tư duy phản biện và được lan tỏa các giá trị nhân văn ý nghĩa.

“Tôi ấn tượng nhất lời phát biểu của một em học sinh. Em cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện về những em bé vùng cao đi về mỗi ngày bốn tiếng đường rừng chỉ với một chút cơm trắng nhà chuẩn bị, học trong những lớp học gió lạnh lùa qua khe cửa mà vẫn cố gắng bám lớp, bám trường. Em gọi đó là một phút giật mình rất nhân văn để em nhận ra mình đã lãng phí cơ hội, thời gian, trí tuệ trong khi xuất phát điểm của em có thể đã là mơ ước của bao người” - cô giáo Thu Hà cho hay.

Cô giáo Lưu Thị Thu Hà chia sẻ: “Trường Trung học phổ thông Việt Đức - ngôi trường giàu truyền thống dạy và học là cái nôi giúp tôi trưởng thành. Trong những năm qua, sự thấu hiểu, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình của các đồng nghiệp, sự ủng hộ từ cha mẹ học sinh và không thể không kể tới niềm tin, tình yêu của các học sinh thương mến đã cho tôi động lực để tận tụy với nghề, có ý thức vươn lên đổi mới, sáng tạo đáp ứng yêu cầu giáo dục mới của thời kì mới”.

Hay nhân câu chuyện của học sinh kể về một tấm gương đã vượt lên sự thua thiệt về ngoại hình để tỏa sáng tài năng, cô giáo Thu Hà có nhắc lại lời của một người nổi tiếng và hỏi các học sinh “Nhan sắc có phải là một tài năng?”. Vượt ngoài mong đợi của cô Hà, cả lớp rất sôi nổi bày tỏ ý kiến. Nhờ những câu chuyện và những vấn đề như thế, cô giáo Thu Hà đã kịp thời phát hiện và điều chỉnh những nhận thức chưa lành mạnh trong học sinh như: Ý nghĩ nhan sắc sẽ trải thảm đỏ và cho bản thân mọi thứ, tư tưởng sẵn sàng đánh đổi sức khỏe để đẹp bằng mọi giá…

Qua thời gian thực hiện dự án dài lâu, cô giáo Thu Hà đã nhận thấy các em có nhiều chuyển biến tích cực hơn từ thái độ lễ phép khi gặp thầy cô, sự chan hòa thân thiện với bạn bè cho tới ý thức bảo vệ môi trường sống, tinh thần nhiệt tình với các hoạt động tập thể, thái độ sống tích cực chủ động. Tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, quan tâm đến nhau hơn, biết chia sẻ và động viên lẫn nhau.

Đối với cô giáo Lưu Thị Thu Hà, thành công lớn nhất của nhà giáo là chạm đến được trái tim học trò bằng trí tuệ và nhân cách của mình. Theo cô Hà, khi giáo viên khiến cho trò yêu kính thầy cô, yêu thích môn học, cả cánh cửa trí tuệ và cánh cửa tâm hồn của học sinh đều sẽ mở ra. “Được trở thành nhà giáo vừa là niềm tự hào vừa là một trọng trách.

Tôi hiểu rõ “một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác”. Do đó, mỗi nhà giáo hãy tâm huyết với nghề, không ngừng đổi mới sáng tạo để là ngọn nến cháy hết mình, thắp lửa và soi đường cho học sinh thân yêu” - cô giáo Lưu Thị Thu Hà nhắn nhủ.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

(LĐTĐ) Kỳ thi cuối cấp Trung học phổ thông (THPT) chính là một “phép thử” để bước đến ngưỡng cửa trưởng thành. Tuy nhiên, nếu học sinh không biết cách cân bằng, điều chỉnh thì thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả ôn tập, sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động