Người lao động TP Hồ Chí Minh mưu sinh trong "bình thường mới"

(LĐTĐ) Sau hơn 1 tháng gỡ bỏ giãn cách xã hội, những người lao động cố gắng bám trụ lại thành phố Hồ Chí Minh trong đợt dịch thứ 4 đang từng ngày bắt nhịp lại cuộc sống trong trạng thái "bình thường mới".
Các cấp Công đoàn Thủ đô đồng hành cùng đoàn viên, người lao động vượt dịch Covid-19 Tổng LĐLĐ Việt Nam - Tập đoàn BRG - SeABank hợp tác nâng cao lợi ích đoàn viên, người lao động Trên 147 ngàn đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo, hỗ trợ

Mong có Tết ấm no

Sau hơn 1 tháng kết thúc giãn cách xã hội, anh Cao Trung Nghĩa (45 tuổi, quê Quảng Bình) lại bắt đầu những chuỗi ngày “cày cuốc” để kiếm tiền lo cho gia đình trong những ngày cuối năm. Vì chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, anh Nghĩa vô cùng vui mừng khi cuối cùng cũng được quay trở lại làm việc, dù công việc áp lực hơn thời điểm trước dịch rất nhiều.

Anh Nghĩa và nhiều đồng hương khác vào thành phố Hồ Chí Minh làm thuê được hơn 7 năm nay, những năm trước, anh cố gắng làm việc ròng rã đến tận giáp Tết Nguyên đán mới mua vé xe để về nhà. Nhưng năm nay lại khác, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều bạn bè của anh Nghĩa "bỏ phố về quê" để tránh dịch, đa số họ đều xác định sẽ ở lại quê cho đến sang năm 2022 mới tính tiếp.

Người lao động thành phố Hồ Chí Minh mưu sinh trong "bình thường mới"
Sau thời gian giãn cách xã hội, những người lao động như anh Nghĩa tại thành phố Hồ Chí Minh đã quay trở lại làm việc trong trạng thái "bình thường mới"

Vì vậy, anh là một trong những người lao động tự do ít ỏi còn bám trụ ở thành phố Hồ Chí Minh khi nơi này thành ổ dịch lớn nhất cả nước. “Lúc dịch mới bùng phát, tôi không nghĩ nó lại nghiêm trọng đến như vậy, cứ ngỡ giãn cách xã hội cùng lắm 1 tháng thì sẽ được đi làm lại, nhưng đầu ngờ tới tận tháng 10 mới hết, tiền bạc bây giờ không còn đồng nào cả”, anh Nghĩa bộc bạch.

Có những thời điểm giữa dịch, anh Nghĩa cùng bạn bè sống chung căn trọ phải ôm bụng đói đi xin cứu trợ của các đoàn từ thiện, nhà nước. Có lúc anh khó khăn quá, gọi điện về quê mượn tiền của họ hàng thân thích, nhưng trong cảnh đại dịch chung, số tiền anh mượn được cũng không đáng bao nhiêu. Khi đó, những người lao động tự do như anh Nghĩa rơi vào cảnh bế tắc, trong tâm trí luôn lo lắng rằng không biết liệu năm nay có về quê ăn Tết được không.

Khi nhận được tin thành phố Hồ Chí Minh hết giãn cách xã hội, cho phép những người được tiêm vắc xin đi làm việc trở lại, anh Nghĩa và nhiều người lao động khác vô cùng hạnh phúc. "Cảm giác hạnh phúc là khi thành phố đã vượt qua giai đoạn khó khăn và được quay trở lại công việc của mình, kiếm những đồng tiền quý giá để gửi về cho gia đình vào 3 tháng trước Tết Nguyên đán", anh Nghĩa chia sẻ.

Người lao động thành phố Hồ Chí Minh mưu sinh trong "bình thường mới"
Chỉ còn chưa đầy 3 tháng sẽ đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ai cũng chăm chỉ làm việc để có tiền ăn Tết.

“Mỗi ngày công, tôi kiếm được 300 nghìn đồng, trừ ra các chi phí như ăn uống, xăng xe, thuê trọ… chắt chiu dành dụm cũng được gần 200 nghìn đồng/ngày. Toàn bộ số tiền tiết kiệm được, tôi gửi về cho người vợ và đứa con nhỏ ở quê. Mà vợ tôi hồi xưa cũng từ thành phố Hồ Chí Minh chạy xe máy về quê tránh dịch…”, anh Nghĩa chia sẻ thêm.

Dù được làm việc và kiếm tiền ở thành phố Hồ Chí Minh, gia đình và người thân anh Nghĩa cũng như những người lao động khác đang làm việc xa nhà, không bao giờ hết lo lắng khi dịch bệnh vẫn đang còn đó thậm chí còn có nguy cơ diễn biến phức tạp. Những người lao động như anh Nghĩa chỉ mong những tháng cuối năm sẽ trôi qua êm đẹp mà không xảy ra bất kỳ biến cố gì nữa.

Quay lại thành phố sau đại dịch

Là một trong những người “can đảm” để từ quê quay lại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục công việc, chị Phạm Thị Luyên (37 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã dần được bắt nhịp lại cuộc sống nơi thành thị khi trước đó không lâu, chị cùng chồng tham gia đoàn xe máy chạy từ thành phố Hồ Chí Minh về quê tránh dịch.

Khi chị Luyên cùng chồng chuẩn bị đồ đạc để trở về quê, cũng như bao người khác, chị vô cùng lo lắng và gấp rút để nhanh chóng trở về nơi được xem là an toàn hơn – là quê hương. Dù lúc đi trong người chỉ còn hơn 500 nghìn đồng, nhưng vì lo sợ dịch bệnh diễn biến phức tạp, chị vẫn quyết tâm muốn được về quê, vì ở đó còn có con cái và người thân thích có thể giúp đỡ mình.

“Đoàn người lúc đó đông lắm, đi chung như thế cũng không sợ xảy ra chuyện gì. Nói chung khi đó đã muốn về quê lắm rồi, ở lại tiền ăn uống, tiền trọ cứ báo tới còn mình có kiếm ra tiền đâu. Chẳng thà về quê rồi khi nào hết dịch quay lại làm việc còn tốt hơn”, chị Luyên cho biết.

Người lao động TP Hồ Chí Minh mưu sinh trong
Dòng người "bỏ phố về quê" đông đúc khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi về quê, không ngày nào chị Luyên không theo dõi tin tức về dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, vì trong tâm trí chị, nơi đó chính là “miền đất hứa”. Dù có trải qua những biến cố gì đi nữa, chị vẫn tin nơi này là nơi mình sẽ gắn bó dài lâu và đem lại cuộc sống ấm no cho cả gia đình sau này. Vì thế, khi nhận được tin thành phố mở cửa trở lại, chị và chồng đã lập tức lên kế hoạch quay trở lại thành phố làm việc.

Những ngày đầu đặt chân lên thành phố Hồ Chí Minh, khung cảnh đối với chị thật khác lạ, không còn là những rào chắn, những chốt kiểm dịch chằng chịt như trước. Thay vào đó, là dòng người đông đúc hoà với tiếng mời chào của những cửa hàng ăn uống hai bên đường, tất cả tạo thành một hương vị riêng của chốn thành thị, nơi mà chị Luyên cảm thấy quen thuộc hơn so với khung cảnh những ngày chìm trong đại dịch. Bắt đầu công việc trong những ngày sau dịch không quá khó khăn, với nhiệm vụ là một nhân viên quản lý tại nhà hàng nhỏ, chị nhanh chóng bắt nhịp với công việc như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Người lao động TP Hồ Chí Minh mưu sinh trong "bình thường mới"
Quay lại sau 3 tháng về quê tránh dịch, chị Như đã bắt đầu bắt đầu quen dần cách làm việc trong trạng thái bình thường mới.

Cũng là một trong số ít người quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh sau đại dịch, chị Nguyễn Thị Như (20 tuổi, quê Quảng Bình) cho biết, khi nhận được thông tin thành phố hết giãn cách xã hội, cho phép người lao động quay lại làm việc, chị đã xin đăng ký tiêm vắc xin để mau chóng quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh, kiếm tiền về lo cho gia đình dịp cận Tết Nguyên đán.

Không vì việc têm 2 mũi vắc xin mà chủ quan, với công việc là nhân viên phục vụ nhà hàng, chị Như lúc nào cũng tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc nơi đông người… Như vậy vừa đảm bảo an toàn cho bản thân mình, vừa giúp tránh lây lan dịch bệnh cho người khác.

Người lao động TP Hồ Chí Minh mưu sinh trong
Những cảnh mẹ đìu con sau lưng, ngồi trên chiếc xe máy bé nhỏ chạy hàng trăm km để về quê không còn xa lạ trong đại dịch Covid-19.

“Bây giờ chỉ hi vọng dịch không bùng phát lại, mong sao mấy tháng cuối năm kiếm được chút tiền về quê lo cho ba mẹ nữa. Cả năm nay sống mà không làm được gì ra tiền, cũng bất đắc dĩ mới quay lại thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm bây giờ”, chị Như chia sẻ.

Sau 1 tháng làm việc, cuộc sống của nhiều lao động dường như đã vào nếp, kèm theo các biện pháp phòng dịch Covid-19, không ai còn lo rằng mình sẽ mất việc khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Với tinh thần vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch, thì sự đóng góp và tinh thần làm việc của những người như anh Nghĩa, chị Luyên, chị Như là điều vô cùng đáng trân trọng.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

(LĐTĐ) Người đã xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu.
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Xem thêm
Phiên bản di động