Người lao động kỳ vọng tăng lương hàng năm từ 10% trở lên

(LĐTĐ) Trong năm 2023, nhiều người lao động kỳ vọng tăng lương hàng năm từ 10% trở lên.
Hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên, người lao động Người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng sẽ được Công đoàn hỗ trợ Hơn 6,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo Tết từ Công đoàn

Navigos Group Việt Nam (tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam) vừa công bố Báo cáo khảo sát lương 2023: Thực trạng thu nhập và kỳ vọng của người lao động. Theo đó, trong năm 2023 người lao động kỳ vọng lương sẽ được tăng đều hàng năm từ 10% trở lên, có thêm nhiều phúc lợi từ các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, du lịch, có thêm các trợ cấp vào các ngày lễ, nghỉ trong năm cũng như tăng thêm các khoản phụ cấp cơ bản.

Khảo sát cũng cho thấy việc người lao động bắt đầu quan tâm hơn đến các yếu tố về tinh thần và kỳ vọng vào một sự nghiệp hạnh phúc, bên cạnh các kỳ vọng về lương, thưởng và phúc lợi. Đơn cử là việc mong đợi sự an toàn từ doanh nghiệp khi có các yếu tố rủi ro bất ngờ xảy ra; kỳ vọng văn hóa doanh nghiệp thay đổi với môi trường cởi mở và thẳng thắn chia sẻ. Người lao động cũng mong muốn giảm giờ làm việc hàng tuần để tái tạo sức lao động, có chế độ làm việc linh hoạt và chính sách “nghỉ làm ngày thứ bảy”.

Người lao động kỳ vọng tăng lương hàng năm từ 10% trở lên
Trong năm 2023, nhiều người lao động kỳ vọng tăng lương hàng năm từ 10% trở lên. Ảnh: Minh Tuấn.

Về dự định của người lao động trong vòng 3 - 6 tháng tới, khảo sát của Navigos cho thấy, lương và môi trường làm việc tiếp tục là 2 sự lựa chọn cân nhắc việc chuyển việc (lần lượt chiếm tỷ lệ 13,56% và 11,27%). Ngoài ra còn có yếu tố văn hóa doanh nghiệp (chiếm 8,14%), sự thăng tiến trong công việc (chiếm 7,33%), cơ chế thưởng (chiếm 6,09%). Khi chuyển việc, người lao động kỳ vọng mức thu nhập sẽ tăng ít nhất 20 - 30%

Đối với thời gian gắn bó với một công việc, khảo sát của Navigos cho thấy, gần một nửa số lượng người lao động tham gia khảo sát (chiếm tỷ lệ là 44,28%) chưa có ý định thay đổi công việc mới trừ khi tìm thấy cơ hội mới tốt hơn. Lựa chọn “càng lâu càng tốt" đứng vị trí thứ 2 với tỷ lệ là 16,25%. Đặc biệt, lựa chọn gắn bó với công việc từ "1 - 2 năm" đứng cuối danh sách với tỷ lệ là 6,75%.

Báo cáo Khảo sát lương 2023 nhằm mang đến góc nhìn về thực trạng thu nhập của người lao động năm 2022 và kỳ vọng của người lao động đối với năm 2023. Báo cáo được thực hiện từ khảo sát ý kiến của hơn 4.100 ứng viên đang làm việc chủ yếu trong 23 ngành nghề khác nhau tại Việt Nam.

Về bối cảnh chế độ lương thưởng phúc lợi của người lao động năm 2022, theo Navigos: Lương tháng thứ 13 không nằm trong top 10 chế độ mà người lao động đang nhận được. Thang 10 phúc lợi hàng đầu mà người lao động nhận được đến thời điểm khảo sát (xếp theo thứ tự giảm dần) gồm: Lương cơ bản, bảo hiểm y tế cá nhân, phụ cấp ăn uống, nghỉ phép 12 ngày, thưởng năm, trợ cấp điện thoại, nghỉ phép trên 12 ngày, bảo hiểm tai nạn 24/7, thưởng tháng và thưởng quý.

"Lương cơ bản" và "bảo hiểm y tế cá nhân" là 2 chế độ phúc lợi căn bản nhất mà doanh nghiệp hiện nay đã và đang áp dụng, khảo sát của Navigos cho hay.

Người lao động kỳ vọng tăng lương hàng năm từ 10% trở lên
Môi trường làm việc, lương và văn hóa doanh nghiệp là 3 yếu tố hàng đầu giữ chân người lao động. Ảnh: Minh Tuấn.

Trong năm 2022 nhiều doanh nghiệp chưa thể áp dụng chính sách tăng lương hấp dẫn hơn cho nhân viên mà chỉ ở các mức "từ 5% đến dưới 10%" (chiếm tỷ lệ 26,89%), "ít hơn 5%" (chiếm 15,3%) và “từ 10% đến dưới 15%" (chiếm 11,66%). Lý do là vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 nên chưa thể áp dụng chính sách tăng lương hấp dẫn hơn cho nhân viên của mình.

Cũng theo khảo sát này, môi trường làm việc, lương và văn hóa doanh nghiệp là 3 yếu tố hàng đầu giữ chân người lao động làm việc ở công ty hiện tại với tỷ lệ lần lượt là 11,21%, 10,55%, 9,56%. Sự ổn định của hoạt động kinh doanh xếp vị trí thứ 4 trong danh sách với tỉ lệ 8,05%, cơ chế làm việc linh hoạt chiếm 7,27%. Ngoài ra còn có những yếu tố khác như: Danh tiếng của công ty, quản lý trực tiếp, sự thăng tiến trong công việc, sự minh bạch của doanh nghiệp, bảo hiểm y tế cá nhân…

Trần Tình - Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của “đại bàng”

Cần nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của “đại bàng”

(LĐTĐ) “Dọn tổ đón đại bàng”, một cách ví von về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, hành lang pháp lý liên quan đến đầu tư và kết cấu ...
Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa

Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa

(LĐTĐ) Tổ chức sâu rộng các hoạt động văn hóa, thể thao sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần, giúp người lao động có điều ...
Tăng cường gắn kết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội

Tăng cường gắn kết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, năm 2023, các địa phương trên địa bàn Thành phố tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc ...
Phạt sao cho đủ răn đe?

Phạt sao cho đủ răn đe?

(LĐTĐ) Tuần qua, thị trường chứng khoán đón nhận thông tin thêm một nhà đầu tư bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt liên quan đến việc giao dịch ...
Định vị và nâng tầm thương hiệu hàng Việt

Định vị và nâng tầm thương hiệu hàng Việt

(LĐTĐ) Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ...
Động lực từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Động lực từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), được các cấp Công đoàn ngành ...
Khen thưởng 133 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Khen thưởng 133 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm và biểu dương, khen thưởng điển hình tiên tiến thực hiện tốt Kết ...

Tin khác

Lao động bao nhiêu năm được hưởng lương hưu?

Lao động bao nhiêu năm được hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi góp phần hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH của Nghị quyết số 28-NQ/TW, để ngày càng có thêm nhiều người hơn được hưởng lương hưu, đảm bảo an sinh xã hội.
Gia tăng quyền, lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội

Gia tăng quyền, lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi có 10 nội dung mới so với luật hiện hành nhằm mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn để thu hút người lao động (NLĐ) tham gia BHXH; đồng thời bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho NLĐ đang làm việc và người hưởng lương hưu.
Bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID

Bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID

(LĐTĐ) Nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin, giúp người lao động đảm bảo quyền lợi an sinh trong việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHXH Việt Nam vừa thực hiện việc điều chỉnh, nâng cấp ứng dụng “VssID - BHXH số” lên phiên bản 1.6.5.
Đẩy mạnh phát triển người tham gia BHXH tự nguyện

Đẩy mạnh phát triển người tham gia BHXH tự nguyện

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội yêu cầu BHXH các quận, huyện cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khai thác, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó tập trung vào người dân có thu nhập như hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, nhóm lớp mầm non tư thục, trưởng thôn, bí thư chi bộ, tổ dân phòng.
Đang hưởng chế độ thai sản, có được hưởng chế độ ốm đau?

Đang hưởng chế độ thai sản, có được hưởng chế độ ốm đau?

(LĐTĐ) Một bạn đọc hỏi: Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tôi bị ốm và phải nhập viện hơn 1 tháng. Trong thời gian này tôi có được giải quyết chế độ gì của bảo hiểm xã hội không? Liệu đang hưởng chế độ thai sản có được hưởng chế độ ốm đau không?
Số lượng người hưởng bảo hiểm xã hội một lần gia tăng hàng năm

Số lượng người hưởng bảo hiểm xã hội một lần gia tăng hàng năm

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐLĐTBXH), trong giai đoạn 2016 -2021, bình quân, mỗi năm có gần 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%.
Quyền lợi đối với người lao động nữ mang thai

Quyền lợi đối với người lao động nữ mang thai

(LĐTĐ) Những quyền lợi, chế độ dành riêng cho người lao động nữ mang thai hiện nay được quy định như thế nào, luôn là vấn đề được người lao động nữ quan tâm và tìm hiểu.
Đề xuất 2 phương án khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất 2 phương án khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hai phương án đối với người lao động hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, trong đó, phương án 2 chỉ được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Hai tháng đầu năm 2023: Tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đạt 57.805 tỷ đồng

Hai tháng đầu năm 2023: Tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đạt 57.805 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2023, cả nước đã có hơn 17,427 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng hơn 1,06 triệu người so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đạt 57.805 tỷ đồng, tăng 3.059 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Đề xuất người cao tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Đề xuất người cao tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định công dân Việt Nam đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Xem thêm
Phiên bản di động