Người hiệu trưởng tận tụy, tâm huyết

(LĐTĐ) Với niềm đam mê với nghề giáo từ nhỏ, cô giáo Đỗ Thị Hòa (Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) đã gắn bó với sự nghiệp trồng người suốt hơn 24 năm qua. Nhắc đến cô, rất nhiều đồng nghiệp đều nghĩ ngay đến hình ảnh người lãnh đạo tận tụy với công việc, biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, không ngừng tự học tập, phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo và lấy kết quả công việc làm đầu. 
nguoi hieu truong tan tuy tam huyet Hơn 10 năm làm công tác thiện nguyện
nguoi hieu truong tan tuy tam huyet Người Hiệu trưởng tâm huyết với nghề

Là người chị cả trong trường, bản thân cô giáo Đỗ Thị Hòa luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc có lợi cho học sinh và nhà trường. Cô luôn nghiêm túc chấp hành và thường xuyên nhắc nhở đôn đốc cán bộ, giáo viên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, giáo viên học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh để ngày càng vững vàng hơn trên bục giảng.

nguoi hieu truong tan tuy tam huyet
Cô giáo Đỗ Thị Hòa

Bên cạnh đó, cô cũng luôn coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết trong tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, luôn có ý thức xây dựng mối đoàn kết nội bộ trong cơ quan, quan hệ với đồng nghiệp, nhân dân và học sinh đúng mực, hoà nhã; có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Điều đáng ghi nhận ở cô Hòa là dù đạt trình độ trên chuẩn cộng với bề dày kinh nghiệm nhưng cô vẫn luôn có tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao. Đồng thời bám sát mọi chỉ đạo, điều hành hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.

“Điều tôi tâm huyết là xây dựng cho các con môi trường giáo dục tốt đẹp nhất. Tôi đã cố gắng hết sức để tham mưu với các cấp xây dựng 2 ngôi trường đạt chuẩn quốc gia” - cô giáo Đỗ Thị Hòa cho biết.

Năm học 2014 – 2015, khi đang công tác tại Trường Mầm non Trường Thịnh, cô Hòa đã tham mưu mở rộng diện tích đất dồn điểm lẻ, xây dựng khu trung tâm từ 6 điểm còn 2 điểm. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2015, đạt cơ quan văn hóa, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và trường đạt tập thể lao động xuất sắc.

Đến năm 2016, thực hiện sự phân công của tổ chức, cô giáo Đỗ Thị Hòa được luân chuyển về công tác tại Trường Mầm non Liên Bạt. Ban đầu trường có 8 điểm lẻ đặt tại các thôn, cơ sở vật chất nhỏ lẻ, manh mún. Theo đó, cô Hòa đã tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo dồn điểm trường từ 8 điểm xuống còn 2 điểm. Đồng thời xây dựng bếp ăn, nhà vệ sinh, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...

Đến nay về cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục mầm non của nhà trường đã đáp ứng yêu cầu đặt ra của Bộ GD&ĐT và niềm mong đợi của nhân dân địa phương. Liên tục trong nhiều năm liền, trường đạt tập thể Lao động tiên tiến, năm học 2017 – 2018 trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Đồng thời, được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2017.

Đổi mới trong giáo dục mầm non là đổi mới các hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục. Mỗi nhà trường cần khẳng định uy tín, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, được sự tín nhiệm của cha mẹ trẻ.

Xác định chuẩn quốc gia là phải chuẩn từ cơ sở vật chất đến đội ngũ, trong đó đội ngũ là nòng cốt, quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Chính vì vậy, cô giáo Đỗ Thị Hòa luôn quan tâm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, quan tâm đến chế độ chính sách, tinh thần và vật chất để động viên giáo viên, nhân viên trong điều kiện của nhà trường.

“Tôi đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) nhà trường đi thăm quan tại Trường Mầm non Thạch Bàn và Trường Mầm non Đô Thị Sài Đồng (quần Long Biên). Đồng thời, đổi mới trong phân công dây chuyền làm việc cho các tổ, các nhóm để cùng xây dựng nên môi trường giáo dục phù hợp với trẻ, giúp trẻ hoạt động hứng thú” – Hiệu trưởng Mầm non Liên Bạt chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống và trải nghiệm thực tế cuộc sống cho trẻ, tổ chức tốt các hoạt động lễ hội như: “Bé cùng làm nội trợ”, “Cô dạy bé gói bánh chưng ngày Tết”, “Bé thu hoạch rau xanh”, “Hội chợ quê em”… Những hoạt động này không chỉ khơi dậy cảm xúc và khả năng sáng tạo của trẻ mà còn thu hút sự tham gia đầy nhiệt tình của cha mẹ học sinh, để lại nhiều ấn tượng tốt, cảm xúc sâu đậm.

Ngoài ra, xác định ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn học phí ở mức thấp, các khoản thu khác không có, muốn tôn tạo nên một ngôi trường xanh - sạch - đẹp nếu không có thực hiện xã hội hóa giáo dục thì không thể làm được; cô Hòa đã cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trườngvận động, tuyên truyền, thuyết phục nhân dân và các cơ quan đoàn thể, cha mẹ học sinh ủng hộ thiết kế quy hoạch vườn rau.

Theo đó, quy hoạch 50% diện tích sân trường là sân cỏ, bể vầy, cây cảnh tạo môi trường thiên nhiên sinh thái và thiết kế 10 bảng vẽ gắn trên các mảng tường rào để trẻ hoạt động. Hàng ngày sau mỗi buổi chiều hết giờ làm việc, cô Hòa đều ở lại 20 phút để cùng giáo viên nhà trường trồng rau và cây ăn quả để thêm vào bữa ăn cho các em học sinh vì tiền ăn thấp. Kết quả, nhà trường đã đón nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các tổ chức cá nhân, các bậc phụ huynh với tổng kinh phí lên đến 1.072.000.000 đồng.

Đặc biệt, cô Hòa và đội ngũ CBGVNV trong nhà trường cũng rất quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó đã vận động, kêu gọi các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ13 xuất ăn trưa trị giá 5.600.000 đồng và 15 xuất học bổng trị giá 30.000.000 đồng. Đồng thời tặng quần áo, sữa cho các em thuộc hộ nghèo và 2 em mồ côi bố nhân dịp tết Trung thu và tết Thiếu nhi 1/6. Bản thân cô Hòa đã nhận đỡ đầu giúp đỡ em Nguyễn Hoàng Nhật (học sinh lớp 5 tuổi), mồ côi bố, tim bẩm sinh mỗi tháng 500.000 đồng.

Hình ảnh người giáo viên tận tụy với nghề, hết lòng vì sự nghiệp trồng người như cô giáo Đỗ Thị Hoà đã và đang làm sáng đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, góp phần đưa chất lượng giáo dục nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động