Người được ví như cầu vồng rực rỡ
Hoàn thiện đề cương tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ |
Để có thể quan tâm tập trung và hiểu rõ sở thích của từng bạn, họa sĩ, diễn viên Lương Giang đã dành riêng một buổi dạy vào thứ 6 hàng tuần tại lớp học vẽ tranh của mình cho trẻ tự kỷ Lương Giang.
Trong các học trò của Lương Giang, có nhiều em rất có năng khiếu và có những nét vẽ rất tự nhiên khiến họa sỹ nhiều lúc cảm thấy các em không phải là trẻ tự kỷ mà là những thiên tài. Lương Giang mong muốn lớp vẽ của mình là nơi ươm mầm những năng khiếu hội họa của các bạn tự kỷ.
Họa sĩ Lương Giang tự đệm đàn hát bên những bức tranh của các học trò. |
“Mong rằng trung tâm sẽ là nơi đỡ đầu cho các bé khi mà các bé tự kỷ có khả năng trở thành họa sỹ trong tương lai và có khả năng kiếm sống, nuôi được bản thân mình. Các bạn nhỏ hay các bạn tự kỷ nếu thực sự yêu thích hội họa có thể đến trung tâm của Lương Giang. Trung tâm lúc nào cũng sẵn sàng chào đón tất cả các em”, họa sỹ Lương Giang bày tỏ.
Xuất hiện trên sân khấu gala “Việc tử tế”, họa sỹ Lương Giang cảm thấy rất tự hào đi trên “con đường” có những bức tranh của các học sinh trong lớp vẽ thiện nguyện của cô. Bức tranh “Hoa thiên điểu” của bé Gia Bảo, hay bức “Hoa ly” của Danh Lâm vô cùng sáng tạo, không bị bó hẹp vào bất kỳ một khuôn mẫu nào. Bức tranh vẽ tĩnh vật của Trung Hiếu cùng nhiều tác phẩm hội họa khác khiến khán giả không khỏi trầm trồ.
Lương Giang cho biết, trong số các học sinh của mình thì Trung Hiếu là một học sinh tài năng của cô, cậu bé đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm đẹp. Đến bây giờ Hiếu có thể tự chủ trong việc sáng tác, và đã có những tác phẩm được các nhà sưu tập tranh yêu thích và mua. “Tin rằng trong tương lai, Trung Hiếu sẽ trở thành một trong những họa sỹ tài ba của Việt Nam”, Lương Giang tự hào về học trò của mình.
Trước khi trở thành họa sĩ, Lương Giang đã thành công với rất nhiều vai trò, trước tiên phải kể đến vai trò diễn viên qua nhiều bộ phim truyền hình, hay là MC của Đài truyền hình Quân đội, giảng viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, nhưng có lẽ Lương Giang vẫn yêu thích nhất vai trò họa sỹ. Bởi với cô, hội họa là môn nghệ thuật mà cô được đào tạo bài bản, là niềm đam mê bất tận mà Lương Giang muốn truyền cảm hứng đến với các bạn nhỏ, các bạn trẻ, đặc biệt là những người không may mắn bị tự kỷ.
Lý giải về ý tưởng mở lớp hội họa dành cho trẻ tự kỷ, Lương Giang cho biết, cô mong muốn truyền tải được tình yêu hội họa của mình để giúp đỡ cho mọi người. Khi mới mở phòng tranh Megan Gallery tại D2 Giảng Võ, Lương Giang chỉ định mở lớp thiện nguyện dành cho những trẻ bình thường có hoàn cảnh khó khăn.
Nhưng sau đó cô nhận thấy hội họa rất tốt cho trẻ tự kỷ nên tiếp tục mở lớp học hội họa thiện nguyện cho trẻ tự kỷ. Lương Giang cho hay, hội họa không phải làm việc nhóm, chủ yếu là tập trung làm việc độc lập, các em không phải tương tác nhiều bởi đây là hạn chế của trẻ tự kỷ. Lớp học không giới hạn học đến bao giờ mà học cho đến khi nào thành nghề, đó là điều mà họa sỹ Lương Giang dành trọn tâm huyết cho những học viên tự kỷ của mình.
Cứ thứ 6 hàng tuần, những phụ huynh có con tự kỷ lại đưa đến lớp học của cô giáo Lương Giang. Giờ đây thứ ánh sáng đối với những bậc cha mẹ như chị Mai Anh, những người như em Trung Hiếu không còn là ánh sáng le lói cuối đường hầm nữa mà là ánh sáng của mặt trời soi dọi giúp cho các em có định hướng trong tương lai một cách rõ ràng hơn. Và đối với họa sỹ Lương Giang, không hạnh phúc nào bằng được làm “cầu vồng” của những con người đã từng không tìm ra ánh sáng.
B.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07