Người đồng tính nam nhiễm HIV ngày càng nhiều
Không chỉ người đồng tính nam mới có nguy cơ lây nhiễm HIV cao Chung tay xóa bỏ bạo lực học đường với LGBTQ |
Tại Hội thảo điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) 2018-2020 và kế hoạch 2021, được tổ chức vào sáng 5/11, tại Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhận định, thực trạng nhiễm HIV/AIDS ở nhóm đồng tính nam đang rất đáng lo ngại.
Theo khảo sát, khoảng 10 năm trước, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở nhóm đồng tính nam chỉ là 3-4%. Tuy nhiên, đến nay con số này đã tăng lên 10-15%. Thậm chí, ở một số địa phương còn đạt ngưỡng 15-17%.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu tại Hội thảo |
Ông Long cho biết, có nhiều lý do khiến tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở nhóm đồng tính nam tăng nhanh. Thứ nhất là hành vi quan hệ tình dục đồng giới nam hiện nay đã tăng lên nhiều so với trước đây. Hiện nay, các kênh liên lạc trong xã hội rất đa dạng, do đó những người đồng tính có thể dễ dàng kết nối với nhau. Bên cạnh đó, xã hội cũng đang dần chấp nhận vấn đề đồng tính.
Vấn đề thứ hai là giới trẻ hiện nay chưa hiểu biết đầy đủ các thông tin về phòng chống HIV/AIDS, nên khó có thể bảo vệ mình trước dịch bệnh này.
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng cho hay, hiện nay có nhiều giải pháp để can thiệp trong quan hệ tình dục đồng tính để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, trong đó sử dụng liệu pháp dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là trực tiếp và hiệu quả hơn cả.
“Các nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ bảo vệ khi dùng PrEP lên tới 95-98%. Chúng tôi đã thử nghiệm sử dụng PrEP cho 10.000 người thuộc nhóm đồng tính nam và cho kết quả rất tốt. Cụ thể, với tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trung bình 7%/năm, thì sau 1 năm có thể có thêm 700 người đồng tính nam nhiễm HIV/AIDS mới. Tuy nhiên, trong nhóm thử nghiệm chỉ ghi nhận 8 trường hợp mắc mới trong năm vừa rồi”, ông Long cho biết.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, việc kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn đang là một rào cản lớn khiến những người thuộc nhóm có nguy cơ cao như người đồng tính nam không muốn lộ diện, từ đó không được tiếp cận và sử dụng PrEP.
Những người chuyển giới là đối tượng chính sử dụng dịch vụ PrEP |
Nguyễn Văn Hoàng (24 tuổi, Hà Nội), một bạn trẻ thuộc cộng đồng đồng tính nam tham gia Hội thảo chia sẻ đã tham gia sử dụng PrEP khoảng 1 năm nay. Hoàng cho biết, hiện nay còn khá nhiều người đồng tính nam mà anh quen có quan hệ tình dục không an toàn và có nguy cơ bị HIV cao. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết đến phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm.
Trên thực tế, PrEP là liệu pháp dự phòng mang tính đột phá, có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV tới hơn 92% nếu được sử dụng hàng ngày, như một phần của chiến lược dự phòng tổng thể.
PrEP được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam vào đầu năm 2017 trong khuôn khổ chương trình Prepped for PrEP - một chương trình thí điểm do Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC) và dự án USAID PATH Healthy Markets phối hợp triển khai. Dịch vụ PrEP nhận được sự quan tâm của nhóm đích với số lượng đăng ký sử dụng ngày càng tăng và tỷ lệ người tiếp tục sử dụng PrEP cao.
Từ tháng 11 năm 2019, PrEP đã được mở rộng thêm ra 15 tỉnh, thành phố, đưa dịch vụ này sẵn có tại 26 tỉnh, thành phố ở Việt Nam với sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Quỹ Toàn cầu và Chính phủ Việt Nam. Kể từ khi khởi động chương trình PrEP năm 2017, đã có hơn 12.000 người đăng ký sử dụng PrEP, trong đó chỉ riêng dự án USAID/PATH Healthy Markets đã có 6.678 người sử dụng PrEP trong năm 2020, tăng 3.946 người so với năm 2019.
Hiện nay, Việt Nam đang ở năm thứ 2 triển khai mở rộng chương trình dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) tại 27 tỉnh, thành phố và đã có những điều chỉnh phù hợp để tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm đích. Đánh giá việc triển khai mở rộng chương trình PrEP cho thấy Việt Nam đang trên lộ trình tiến tới loại trừ AIDS vào năm 2030.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, thuốc PrEP có thể dùng hàng ngày, 1 viên/ngày cho đến khi không còn có hành vi nguy cơ cao nữa. Bên cạnh đó, có thể chỉ dùng khi có ý định thực hiện hành vi không an toàn, cách làm này cũng đem lại hiệu quả rất cao. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38