Người đầu tiên phát hiện nhiễm HIV tại Việt Nam vẫn sống khỏe mạnh
Người từ đủ 15 tuổi trở lên sẽ được tự nguyện xét nghiệm HIV Nâng cao năng lực cho Mạng lưới phụ nữ nhiễm HIV Người đồng tính nam nhiễm HIV ngày càng nhiều |
Năm sống kì vọng có thể lên tới 50-60 năm
Sáng nay (17/11), tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến năm 2020, Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS.
Sau 30 năm được phát hiện nhiễm HIV, người đầu tiên ở Việt Nam nhiễm HIV là một phụ nữ đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện người này đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại bà vẫn đang sống khỏe mạnh nhờ tuân thủ điều trị.
![]() |
Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay là dấu mốc quan trọng để Việt Nam cùng đối tác nhìn lại các thành quả mà chương trình đã đạt được trong suốt 30 năm qua. |
Người phụ nữ này từng cho biết bà bị lây HIV từ chồng sắp cưới (người này trước đó bị nhiễm HIV vì có quan hệ tình dục với một số phụ nữ khác nhưng bà không biết). Khi đó, bà vừa tròn 30 tuổi, từ khi phát hiện có HIV, bà được theo dõi định kỳ và đến năm 1997 bà bắt đầu uống thuốc kháng virus (ARV).
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, có 1 nghiên cứu rất nổi tiếng vào năm 2017 ở Thái Lan, người ta thấy rằng người bệnh nếu được đưa vào điệu trị ARV sớm thì 1 người nếu nhiễm HIV ở năm 20 tuổi, năm sống kì vọng của họ có thể từ 50 đến hơn 60 năm nữa.
“Do vậy, thông điệp cần truyền thông đến mọi người ở đây là người nhiễm HIV cần được đưa vào điều trị sớm. Với người nhiễm HIV, nếu biết được tình trạng của mình, được tiếp cận điều trị sớm, tuân thủ điều trị tốt thì tuổi thọ của họ sẽ đạt gần như người bình thường”, bác sĩ Hải nhấn mạnh.
Mắc HIV “không còn là bản án tử”
Theo Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Việt Nam hiện có khoảng 230.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có 190.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. Cả nước có 153.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV.
Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh nhấn mạnh, hiện nay nhiễm HIV không còn là “bản án tử hình” như một số người vẫn nghĩ. Người nhiễm HIV/AIDS nếu được phát hiện sớm, chăm sóc sức khỏe và điều trị bằng thuốc kháng virus kịp thời vẫn có thể sống và cống hiến như những người khoẻ mạnh.
![]() |
PrEP là vũ khí dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Ảnh minh họa) |
“HIV/AIDS vẫn được xác định là một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất. Tuy nhiên với sự phát triển của y học cùng sự ra đời của thuốc ARV, căn bệnh thế kỷ này không còn đáng sợ. Đây là thuốc kháng virus có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HIV. Nếu được uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, người bệnh sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm nguy cơ tử vong”, ông Cảnh nhấn mạnh.
Ông Cảnh cũng thông tin, hiện nay Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số tử vong liên quan đến HIV/AIDS; kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 người không bị tử vong do AIDS.
Mặc dù dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục giảm nhưng diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm nguy cơ cao (quan hệ tình dục đồng giới nam, nghiện chích ma tuý). Mỗi năm Việt Nam vẫn có 10.000 người mắc mới với khoảng 2.000 – 3.000 người tử vong, gấp 10 lần số tử vong của 28 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt Nam. Đáng nói là số trường hợp tử vong đều rơi vào nhóm tuổi rất trẻ (dưới 30 tuổi).
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, người bệnh cần được điều trị ARV ngay trong ngày. Nếu tải lượng virus dưới 200 bản sao /ml máu bệnh sẽ không lây qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, trước nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm HIV trong cộng đồng thì thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là vũ khí dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho những người chưa nhiễm HIV và có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao.
Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết Với chủ đề “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay là dấu mốc quan trọng để Việt Nam cùng đối tác nhìn lại các thành quả mà chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được trong suốt 30 năm qua. Cùng với những bài học kinh nghiệm đã trải qua, và Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là cơ hội chấm dứt dịch bệnh AIDS ở Việt Nam vào năm 2030. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11