Người dân TP.HCM tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19 ở đâu?

Ngày 14/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, ngành y tế mở chiến dịch cao điểm tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 từ nay đến hết tháng 6/2022 này nhằm tiếp tục duy trì trạng thái miễn dịch cộng đồng với vi rút SARS-CoV-2.
TP.HCM: Xử lý nghiêm các đối tượng cầm hung khí đâm chém gây náo loạn tại thành phố Thủ Đức Xuất hiện mưa đá kèm gió lớn tại TP.HCM TP.HCM: Xử lý nghiêm việc xịt sơn, vẽ bậy lên toa tàu tuyến metro số 1

Theo Sở Y tế TP.HCM, mục đích của đợt tiêm nhắc lại lần này nhằm tiếp tục duy trì trạng thái miễn dịch cộng đồng với vi rút SARS-CoV-2, tiếp tục kiểm soát dịch bệnh Covid-19, nhất là bảo vệ những người thuộc nhóm nguy cơ, trẻ em, nhân viên thuộc các Sở, Ban, Ngành làm việc trong môi trường có nhiều nguy cơ tái nhiễm.

Hiện nay, số ca mắc mới tại TP.HCM duy trì mỗi ngày ở mức 30-50 trường hợp, số trường hợp cần nằm viện giảm xuống còn khoảng 200 trường hợp. Dù số ca mắc đã giảm rất sâu nhưng mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm vẫn còn có thể xảy ra nếu mỗi người dân không tiếp tục duy trì những giải pháp tối thiểu nhưng giữ vai trò rất quan trọng.

Người dân TP.HCM tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19 ở đâu?
TP.HCM tổ chức đợt tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19 nhằm tiếp tục kiểm soát dịch bệnh Covid-19, bảo vệ những người thuộc nhóm nguy cơ, trẻ em.

Sở Y tế TP.HCM cho biết, vắc xin Covid-19 cũng giống như các loại vắc xin khác, hiệu quả bảo vệ cơ thể sẽ giảm dần theo thời gian, do đó việc tiêm nhắc lại là rất quan trọng và mang ý nghĩa quyết định cho sự ổn định lâu dài khi mầm bệnh vẫn còn hiện diện trong cộng đồng.

Việc nhìn nhận tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nên không cần phải đi tiêm vắc xin nhắc lại là hoàn toàn không đúng, và sẽ gặp nguy hiểm nếu tình trạng miễn dịch của người đó đã giảm sút, nhất là những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, người trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền, trẻ em và những ai làm việc trong môi trường có nhiều nguy cơ tái nhiễm.

Hơn nữa, những loại vắc xin dùng để tiêm nhắc lại hiện nay là những vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định là rất hiệu quả và an toàn, được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Riêng tại TP.HCM, trong thời gian qua cũng đã tiêm an toàn cho trẻ em 5-12 tuổi, 12-18 tuổi và tiêm nhắc lại ở người trên 50 tuổi, người có bệnh nền.

Để có thể tiếp tục duy trì miễn dịch cộng đồng, và hạn chế thấp nhất các trường hợp mắc mới hoặc tái nhiễm Covid-19 ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân TP.HCM, ngành y tế kêu gọi mỗi người dân, mỗi gia đình cùng với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục hưởng ứng và vận động mọi người cùng hưởng ứng chiến dịch tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19.

Sở Y tế yêu cầu tất cả các bệnh viện, Trung tâm Cấp cứu 115, các cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn sẵn sàng cử nhân viên y tế tham gia các đội tiêm vắc xin của đợt cao điểm tiêm vắc xin nhắc lại phòng Covid-19, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong suốt thời gian diễn ra đợt cao điểm.

Tiêm vắc xin Covid-19 ở đâu?

Nếu là phụ huynh của trẻ em 5-18 tuổi, hãy đưa các cháu đến các điểm tiêm tại các trường học và các điểm tiêm trong cộng đồng để tiêm mũi 1 (nếu chưa tiêm) và tiêm mũi 2 (đối với những cháu đã tiêm mũi 1 và đến lúc tiêm mũi 2).

Nếu là con, em của gia đình có người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính (tiểu đường, cao huyết áp, hen phế quản, ung thư,…) hãy đưa cha, mẹ, ông, bà,… đến các điểm tiêm trong cộng đồng hoặc tại các bệnh viện để tiêm nhắc lại (mũi 3, mũi 4) hoặc tiêm từ đầu nếu chưa tiêm.

Trường hợp, trong gia đình có người thân vì tình trạng sức khoẻ không thể đưa đến các điểm tiêm vắc xin thì liên hệ trạm y tế địa phương để được bố trí đội tiêm tại nhà.

Nếu là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,… nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin ngay tại nơi làm việc.

Nếu là nhân viên tuyến đầu chống dịch tại các phường, xã, thị trấn và các sở, ban, ngành thì đăng ký tiêm nơi mình làm việc để được tiêm tại chỗ hoặc được hướng dẫn đến các cơ sở y tế gần nhất để tiêm. Ngoài ra, cùng vận động người thân sống cùng nhà có nguy cơ lây nhiễm thứ phát đi tiêm nhắc lại.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Vượt qua cấp trường, cấp cụm trường, 105 giáo viên xuất sắc nhất đã tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Việc xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” sẽ tạo ra những mô hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đa dạng, phong phú, có môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại. Xác định điều này, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây không ngừng quan tâm, nâng cao chất lượng xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của tổ chức Công đoàn; quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho các Công đoàn cơ sở. Qua đó, khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành cùng với các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tin khác

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Xem thêm
Phiên bản di động