Người đàn ông nguy kịch vì bị ong vò vẽ đốt 239 nốt
Hạ sốt bằng 19 viên paraccetamol, nam thanh niên nguy kịch | |
2 người tử vong, 1 người nguy kịch vì uống rượu | |
Thêm một ca tử vong do ngộ độc cồn methanol |
Theo các bác sĩ, bệnh nhân N. được gia đình chuyển đến Trung tâm chống độc vào khoảng 2 giờ đêm ngày 8/9 trong tình trạng hàng trăm vết ong đốt trên cơ thể. Trước đó, bệnh nhân đã được gia đình đưa đến bệnh viện huyện, rồi chuyển lên Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc cấp cứu.
Các bác sĩ tại Trung tâm chống độc đang tích cực điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh bệnh viện cung cấp). |
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trưa 7/9, ông N. trèo lên cây cưa cành cho tổ ong vò vẽ rơi xuống. Bị ong đốt, ông vội trèo xuống thì giẫm vào tổ ong rơi dưới đất và bị cả đàn ong tấn công.
Bác sĩ Nguyên cho biết, hiện tại bệnh nhân bị tổn thương suy thận, tổn thương cơ, tổn thương máu và tụt huyết áp. Các bác sĩ đang áp dụng nhiều biện pháp điều trị tích cực như thở máy, lọc máu và dùng thuốc trợ tim mạch. “Tuy nhiên đây là ca bệnh rất nặng, bởi đến 239 nốt đốt. Trong khi với ong vò vẽ nọc độc nguy hiểm, chỉ trên 10 nốt đốt đã gây biến chứng nặng. Bệnh nhân cần theo dõi diễn tiến bệnh nhưng tiên lượng rất khó, nguy cơ tử vong cao”, bác sĩ Nguyên nói.
Bác sĩ Nguyên cho biết, dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây tử vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong. Đa số bệnh nhân không có cơ địa dị ứng có phản ứng dị ứng với nọc độc khi ong đốt, các phản ứng này thường nhẹ như ban đỏ, sẩn phù hay đau tại vị trí bị đốt. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân quá mẫn với nọc độc ong sẽ gây ra các phản ứng toàn thân khi bị ong đốt như sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là ở những bệnh nhân có nhiều nốt ong đốt.
Khi không may bị ong đốt gây dị ứng ở mức độ 1, với ít nốt đốt (dưới 10 nốt đốt), bệnh nhân có thể tự xử lý tại nhà bằng cách bôi các thuốc chống dị ứng ngoài da. Còn trên 10 nốt đốt, nhất thiết phải đến viện. Ngay cả khi theo dõi tại nhà với ít nốt đốt mà bệnh nhân xuất hiện phù mạch hoặc mày đay toàn thân đã là phản ứng nặng cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để theo dõi và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, khi bị côn trùng đốt (kể cả ong, kiến ba khoang), đầu tiên cần rửa sạch vết đốt bằng cồn, tránh không rửa mà lại bôi thuốc ngay. Bởi chất thải ở vết đốt này thường có ấu trùng nó sẽ di chuyển, bò đến vết đốt, chui qua đó vào máu và gây sốt. Đó là lý do bệnh nhân kiến ba khoang đốt, thậm chí kiến thường đốt với số lượng vết đốt lớn có thể bị sốt. Bước hai, hãy bôi thuốc corticoid ngày từ 4 – 6 lần và bôi mỡ Phenaegan ngày từ 8 – 10 lần xen kẽ nhau. Khi bôi phải miết mạnh ở vùng bị đốt đến khi nào thuốc khô thì sự thẩm thấu của thuốc sẽ tốt hơn, sẽ giảm triệu chứng ngứa, đau và giảm nguy cơ gây viêm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao
Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/10: Sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng
Thanh niên phải tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và Không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Tin khác
Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Y tế 14/10/2024 21:09
Hà Nội: Chính thức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Y tế 14/10/2024 14:41
Nhiều trẻ mắc bệnh hiểm nghèo được hồi sinh kỳ diệu nhờ ghép gan
Y tế 13/10/2024 06:51
Triển khai bệnh án điện tử phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân
Y tế 12/10/2024 21:03
Khẩn trương điều tra dịch tễ vụ ngộ độc ở Trường THPT Lê Quý Đôn
Y tế 11/10/2024 17:42
Cơ hội rèn luyện kỹ năng, nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh
Y tế 10/10/2024 21:03
Người phụ nữ U50 sinh con sau 21 năm hiếm muộn
Y tế 10/10/2024 14:37
Giải Nobel Hóa học 2024 vinh danh những nghiên cứu "gỡ nút thắt" về protein
Y tế 09/10/2024 21:26
Nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Y tế 09/10/2024 18:03
Thảo luận hợp tác sản xuất vắc xin tại Việt Nam
Y tế 09/10/2024 16:19