Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách hồi sinh tim phổi tại cộng đồng

(LĐTĐ) Trang bị kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Có nhiều trường hợp, vì cấp cứu sai cách nên không những không cứu được bệnh nhân, mà chính bản thân còn gặp tai nạn tử vong.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài Chủ động bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng

Đây là những thông tin được bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tại Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe với chủ đề “Hướng dẫn kỹ năng hồi sinh tim phổi cơ bản tại cộng đồng” do Bệnh viện tổ chức, vào sáng 5/4.

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách hồi sinh tim phổi tại cộng đồng
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn sơ cấp cứu.

"Hành động anh hùng, nhưng bạn trở thành gánh nặng cho nhiều người khác, nếu không biết cách làm đúng", bác sĩ Ngô Đức Hùng đưa ra lời cảnh báo cộng đồng khi muốn hỗ trợ thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân.

Có không ít trường hợp người bệnh thêm cảnh bệnh nặng nề do cấp cứu sai cách, và đáng tiếc rất nhiều trường hợp do nôn nóng cứu người khác, bỏ qua yếu tố an toàn của bản thân nên đã tử vong.

Bác sĩ Hùng dẫn chứng trường hợp điển hình có một bệnh nhân ở Hải Phòng, bị tai nạn giao thông gãy đốt sống cổ, người xung quanh thấy vậy lập tức bế nạn nhân đến bệnh viện thay vì để nằm thẳng tại chỗ. Hậu quả mảnh xương vỡ cắt vào tuỷ sống khiến bệnh nhân bị liệt vĩnh viễn.

Một trường hợp khác, ông bố ở Nam Định thấy con sốt cao co giật, liền cho tay vào miệng để tránh trẻ cắn phải lưỡi. Nhưng ông bố lại bị con cắn sâu vào tay gây tổn thương và nhiễm trùng lên tận cổ tay, suýt phải tháo khớp…

Thậm chí năm 2022, một người đàn ông tử vong khi lao xuống biển cứu 5 du khách do không biết bơi. Hay một trường hợp, vì mải lo lắng cho tính mạng người thân mất tích ở trong lò vôi, lần lượt 8 người gồm cả người thân, hàng xóm đã đi vào lò vôi để tìm, cứu bệnh nhân, nhưng họ đều tử vong... do ngạt khí. Đây là những trường hợp tử vong cực kỳ đáng tiếc do không biết cách bảo đảm an toàn cho mình.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng nhấn mạnh, việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh.

Mới đây, một du khách Ấn Độ đến du lịch ở Đà Nẵng bất ngờ bị ngất xỉu, ngã xuống đất, ngừng tim, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ, đã lập tức được nữ điều dưỡng Đặng Thị Hạ (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu tại chỗ một cách chuyên nghiệp và đã giúp du khách qua cơn nguy kịch.

Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, khi tham gia sơ cấp cứu trong mọi tình huống, hãy chú ý đến tính an toàn, đúng đắn và pháp lý. Sau cùng mới là vấn đề đạo đức. Nguyên tắc quan trọng nhất là phải bảo đảm toàn cho mình trước bởi, thời gian là vàng nhưng an toàn là mạng sống.

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách hồi sinh tim phổi tại cộng đồng
Bác sĩ hướng dẫn sơ cấp cứu đúng cách.

Mục đích của sơ cấp cứu là nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong, hạn chế tổn thương thứ phát và tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục. Bởi vậy, theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, nguyên tắc chung của sơ cấp cứu phải là an toàn. Trước hết, phải bình tĩnh, bảo đảm an toàn cho bản thân và cho người bị nạn, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ. Ngoài ra, không di chuyển nạn nhân khi chưa có đánh giá ban đầu; đề phòng lây nhiễm bằng cách đeo găng tay hoặc sử dụng nilon khi tiếp xúc với vết thương; rửa tay trước và sau khi sơ cứu.

Bác sĩ Hùng đưa ra các nguyên tắc chung của sơ cấp cứu, là sử dụng vật dụng thay thế trong tình huống cấp cứu như làm sạch tạm thời bằng coca, rượu nếu không có cồn và bảo vệ tay bằng găng, túi nilon. Nhưng không rửa tay bằng nước ngọt hay dung dịch có nhiều đường, cũng không nên rửa tay tại các nguồn nước kênh, rạch, ao, hồ, đặc biệt là nước tù đọng, bởi chúng tiềm ẩn các ổ vi khuẩn, càng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cho nạn nhân hoặc cho chính người sơ cứu.

Việc sơ cấp cứu được tiến hành theo các bước: Đánh giá hiện trường; đánh giá ban đầu về tình hình nạn nhân; gọi trợ giúp (113,114,115) rồi mới sơ cứu và vận chuyển.

Ngoài các bước trên, cần chú ý 3 trường hợp: Nạn nhân vẫn còn ý thức; nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn nhịp thở và bắt được mạch; nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở và mạch đã mất. Đối với từng trường hợp, đều có cách cấp cứu cơ bản khác nhau.

Cụ thể, đối với nạn nhân vẫn còn ý thức, tỉnh táo, khi sơ cứu cần đưa họ về tư thế cảm thấy dễ chịu nhất để hồi phục.

Đối với nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn nhịp thở và mạch, cần đưa về tư thế nằm nghiêng an toàn nếu như không có chấn thương về cột sống, nhằm bảo vệ nhịp thở.

Còn đối với nạn nhân đã bất tỉnh, ngừng thở, mạch mất, cần nắm rõ thực hiện quy trình hồi sinh tim, phổi cơ bản. Đầu tiên, cần gọi cấp cứu và đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng và nằm ngửa. Khi ép tim, cần lưu ý về vị trí, tốc độ cũng như cường độ ép. Lực ép đủ để lồng ngực lún xuống 5cm. Vị trí ép đúng là 1/2 dưới xương ức hoặc giữa hai núm vú. Tư thế người ép là chân quỳ, trục cánh tay vuông góc với thân mình người bệnh.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng cũng lưu ý: Tránh trường hợp một số người khi gọi cho 114, 115 rối trí không biết nói gì. Khi gọi cho số máy khẩn cấp, cần xưng danh, rồi thông báo về loại tai nạn, tổn thương và mức độ nghiêm trọng; số lượng, giới tính, độ tuổi của các nạn nhân; tình trạng nguy hiểm tại hiện trường như có chất cháy, nổ, khí độc hay không và nói rõ địa điểm xảy ra tai nạn... để kíp cấp cứu chuẩn bị đầy đủ nhất trang thiết bị tới hiện trường.

Trong các vụ nạn lao động hay tai nạn giao thông, phải luôn chú ý tới cột sống cổ của bệnh nhân, để tránh trường hợp khiến bệnh nhân bị liệt hoàn toàn do sơ cứu sai cách.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

(LĐTĐ) Đúng 21h ngày 30/4, bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mát đã được tô điểm bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 26/4-30/4/2024, nhiệt độ tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cao kỷ lục trong 60 năm qua.
Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

(LĐTĐ) Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 để giải tỏa cơn nóng đầu mùa, nhiều người đã chọn đến biển Cửa Lò để hóng gió và tắm mát.
Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

(LĐTĐ) Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư da.
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.

Tin khác

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã ra thông báo có 346 nhà thuốc, quầy thuốc tổ chức bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

(LĐTĐ) Xuất hiện nốt sẩn đen dưới lòng bàn chân trái 10 năm nay, chị C.T.H.N chỉ nghĩ là nốt ruồi. Gần đây, thấy nốt ruồi bỗng phát triển to dần, bề mặt sần sùi, chị N đi khám và được phát hiện mắc ung thư hắc tố.
Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt, 2 người tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt, 2 người tử vong do sốc nhiệt

(LĐTĐ) Ngày 29/4, lãnh đạo UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thông tin về việc có hai người đàn ông trên địa bàn huyện đã tử vong do sốc nhiệt khi đi ra đường giữa thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.
Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn

Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn

(LĐTĐ) Nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn, đặc biệt nâng cao vai trò của trạm y tế xã.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Xem thêm
Phiên bản di động