Người dân nô nức du Xuân đền Chúa Thác Bờ
Ý nghĩa của ngày mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy Hàng nghìn người đổ về quảng trường thành phố Hòa Bình ngày đầu năm mới Rộn ràng chợ Tết vùng cao Đà Bắc |
Người dân nô nức du xuân ở đền Chúa Thác Bờ ngày đầu năm mới. |
Lòng hồ Hoà Bình được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn giữa đại ngàn Tây Bắc. Đầu năm mới, người dân từ khắp mọi miền đổ về đây du Xuân và chiêm bái đều có chung cảm nhận về sự thư thái, bình yên, hòa mình vào với thiên nhiên và thưởng thức vẻ đẹp sơn thủy hữu tình đầy thơ mộng cùng với nét đẹp văn hóa mộc mạc, chân chất của những bản làng người dân tộc Mường, Dao.
Nằm trên lòng hồ sông Đà, đền Chúa Thác Bờ gắn liền với truyền thuyết về hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân người dân tộc Mường ở xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc và một bà người dân tộc Dao (không rõ tên). Tương truyền rằng, thời vua Lê Lợi, hai bà đã có công giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn.
Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng. Sau, tưởng nhớ công lao vì nước của hai Bà, vua Lê Lợi đã ban chiếu chỉ cho dân trong vùng lập đền thờ phụng, hàng năm hương khói cẩn thận.
Bắt đầu từ mùng 2 Tết, người dân khắp nơi đổ về đền Chúa Thác Bờ để du lịch, chiêm bái. |
Đền Chúa Thác Bờ được xây theo thế tựa núi, nhìn sông với phong cảnh hữu tình. Kể từ khi được xây dựng đến nay, đền Chúa Thác Bờ được chia làm 2 khu vực. Đền bà Chúa Thác Bờ và đền Chúa Thác Bờ. Đền bà Chúa Thác Bờ được xây dựng nằm ở phía tả ngạn (nhìn theo dòng nước chảy xuôi về phía thủy điện Hòa Bình) và nằm trên đỉnh đồi thuộc địa phận xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc); đền phía tả ngạn có kiến trúc mặt bằng hình chữ đinh, gồm nhà đại bái và nhà hậu cung. Phía trước đền có 5 cửa được lợp bằng mái ngói vảy cá. Cửa chính treo bức đại tự viết bằng chữ Hán. Trên nóc có đắp nổi mặt rồng chầu.
Đền Chúa Thác Bờ còn lại nằm ở khu vực hữu ngạn (thuộc địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong), ngay cạnh bờ sông Đà. Trải qua một số lần trùng tu, xây dựng lại, đền vẫn giữ được những nét độc đáo, đặc trưng. Đền phía hữu ngạn gồm 3 gian thờ chính và hậu cung, được xây 2 tầng tựa vào núi. Tầng 1 làm nơi nghỉ trọ cho khách hành hương, tầng 2 là nơi thờ tự các vị thần linh. Trong đền không chỉ thờ bà Chúa Thác Bờ mà còn thờ các vị thần thánh khác như công đồng quan lớn, ngũ vị tôn ông, bà chúa Sơn Trang, tứ phủ Thánh Cô, tứ phủ Thánh Cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, tứ phủ Chầu Bà…
Thuyền bè xếp hàng dài chờ khách tại chân đền bà Chúa Thác Bờ. |
Bởi thế, theo tập tục, khi đi lễ đền Bờ du khách sẽ phải ghé qua đền hữu ngạn trước, sau đó mới lên đền Chúa. Mỗi ngôi đền nằm cách nhau khoảng 10 đến 15 phút đi thuyền.
Đền Chúa Thác Bờ tuy không được quy mô như nhiều ngôi đền khác, nhưng nó vẫn mang dáng vẻ uy nghi cùng địa thế phong thủy hài hòa, sau lưng là núi, trước mặt là sông. Ngoài ra, nơi đây còn lưu lại thánh tích rõ ràng nhất của Chúa Thác Bờ là Động Tiên nằm sừng sững giữa dòng sông Đà cuộn sóng. Cũng theo người dân nơi đây chia sẻ, từ trước đến nay ngôi đền “rất linh thiêng”, vì thế, năm nào du khách thập phương cũng kéo về đây cầu tài lộc, bình an và thực hiện nhiều nghi lễ văn hóa tín ngưỡng hầu đồng tâm linh.
Một số hình ảnh người dân du Xuân đền Chúa Thác Bờ dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024:
Du khách vừa du Xuân, vừa đến đền Chúa Thác Bờ chiêm bái cầu mong một năm làm ăn thuận hòa, tài lộc. |
Người dân nô nức du xuân đền Chúa Thác Bờ. |
Tôm, cá nướng là đặc sản không thể thiếu tại quanh khu vực đền Chúa Thác Bờ phục vụ nhu cầu du khách thưởng thức ẩm thực. |
Người dân nô nức du xuân đền Chúa Thác Bờ. |
Thuyền bè luôn được các nhà đò đảm bảo an toàn phục vụ du khách vãn cảnh, chiêm bái. |
Người dân nô nức du xuân đền Chúa Thác Bờ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28