Quần thể di tích Thác Bờ, điểm du lịch không thể bỏ qua
“Hạ Long trên cạn” giữa đại ngàn Tây Bắc | |
Đầu năm trẩy hội đền Chúa Thác Bờ |
Quần thể di tích Thác Bờ luôn thu hút du khách dịp đầu năm. |
Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Theo truyền thuyết, bà Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân, người Mường sinh quán ở đất Hòa Bình dưới thời nhà Trần. Bà là con gái của một tộc trưởng người Mường ở xã Kim Bôi, Hòa Bình.
Khi nhà Minh xâm lược Đại Việt, Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa. Lúc nghĩa quân đến Thác Bờ, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực nuôi quân. Cũng chính bà đã tổ chức chèo thuyền đưa nghĩa quân đi đánh quân xâm lược ở đèo Cát Hãn (nay thuộc tỉnh Lai Châu). Khi Lê Lợi chiến thắng trở về, bà đã tổ chức lễ hội khao quân, cùng với huy động người dân chặt tre làm bè để đưa nghĩa quân về kinh.
Rất đông du khách chọn Thác Bờ là điểm đến để thăm quan và đi lễ. |
Để ghi công, bà được triều đình giao cai quản vùng đất người Mường ở Hòa Bình. Tại đây, bà giúp nhân dân ổn định cuộc sống, dạy mọi người lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới bát cá; rảnh rỗi, bà lại một mình chèo thuyền độc mộc dọc theo sông Đà du ngoạn thắng cảnh. Khi bà qua đời, vua Lê Lợi lệnh dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh thác Bờ. Sau khi mất, bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong là Bà Chúa Thác Bờ và lập đền thờ phụng.
Ngôi đền mỗi năm thu hút hàng ngàn khách du lịch đến viếng thăm. Lễ hội chính được diễn ra vào ngày mùng 7 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các hoạt động tâm linh được tổ chức với tấm lòng cao quý nhất của nhân dân.
Động Thác Bờ cũng là điểm du lịch ưa thích của nhiều người. |
Năm 2008, động Thác Bờ được công nhận là Di sản Quốc gia. |
Cùng với Đền Thác Bờ, động Thác Bờ cũng là nơi được nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái. Động Thác Bờ được chia làm 2 khu chính. Khu thờ Phật có diện tích khá rộng, có tượng Phật tổ quan âm rất lớn, cùng tượng Quan thế âm bồ tát, và các vị thần linh cai quản vùng này. Khu lòng Động Thác Bờ có những khối thạch nhũ huyền ảo, được hình thành qua hàng triệu năm, với những hình thù kỳ lạ và sinh động...
Năm 2008, động Thác Bờ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Quốc gia. Đây cũng là một điểm đến thu hút du khách thập phương đến dâng hương và lễ bái cầu mong một năm an lành cho người thân và gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25