Người dân huyện Ứng Hòa ổn định cuộc sống nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng

(LĐTĐ) Nhờ chuyển đổi thành công cây trồng kém hiệu quả, những năm qua, huyện Ứng Hòa (Thành phố Hà Nội) đã phát triển hiệu quả nhiều mô hình kinh tế. Trong đó, phải kể tới mô hình trồng rau an toàn và trồng cây ăn quả đã đưa lại thu nhập cao, ổn định cuộc sống cho người dân.
Chuyển biến tích cực nhờ nông thôn mới
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Huyện Ứng Hòa: Hơn 80% lao động nông thôn sau học nghề có việc làm

Cải thiện cuộc sống từ rau an toàn

Ghé thăm thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy những cánh đồng rau bát ngát không thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Để có được những cánh đồng sạch này, người dân thôn Vĩnh Thượng đã sử dụng các chế phẩm sinh học tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm.

Chúng tôi được gặp và trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thúy (thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công) khi bà đang làm đất trồng vụ dưa lê mới. Dù thời tiết nắng gắt nhưng bà vẫn cố gắng trồng cho kịp vụ vì cả nhà giờ chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Bà Thúy cho biết, giờ nói tới rau an toàn thì phải nhắc tới thôn Vĩnh Thượng. Nếu như trước kia, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng rau sạch, thường sử dụng các loại phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật thì hiện tại chỉ dùng phân lân và phân hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng.

Người dân huyện Ứng Hòa ổn định cuộc sống nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng
Đã từng trải qua nhiều nghề, thế nhưng, Anh Vũ Văn Biên lại lựa chọn cho mình con đường về quê trồng rau an toàn.

Theo bà Thúy, từ khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu, thu nhập của gia đình bà khá hơn hẳn. Gia đình bà Thúy trồng 2 loại quả chính là dưa lai (hay còn được gọi là dưa chuột), loại còn lại là dưa lê. Dưa lê là loại cây dễ trồng và chăm sóc, khi cây còn nhỏ, chỉ cần bón một lượng nhỏ phân lân, sau khi cây trưởng thành thì bón thêm phân hữu cơ, trong quá trình chăm sóc chỉ cần để ý sâu bệnh hại, tưới nước thường xuyên là sẽ cho thu hoạch.

“Cứ như vậy, nếu các gia đình thực hiện đúng theo đúng quy trình thì sẽ đảm bảo được chất lượng của cây rau trước khi bán ra thị trường. Với 8 sào ruộng trồng dưa lê, gia đình tôi đưa về nguồn thu gấp đôi so với trồng lúa. Cùng đó, dưa lê trồng tại thôn Vĩnh Thượng khá hợp đất nên quả thường to, vị ngọt sắc, do đó, thương hiệu dưa lê Vĩnh Thượng đã được nhiều người biết đến”. – Bà Thúy cho hay.

Cách cánh đồng của bà Thúy không xa, cánh đồng rau rộng 3600 m2 của gia đình anh Vũ Văn Biên hiện đã cho thu hoạch đa dạng các loại rau, củ, quả. Bằng sự cần cù, chịu khó, chỉ trong vòng hơn 1 năm, anh Biên đã biến mảnh đất khô cằn thành cánh đồng rau tươi tốt. Hiện tại, gia đình anh Biên đang trồng các loại rau được thị trường ưa chuộng như: rau cải canh; cải ngồng; mùng tơi; cà chua và bí đao… Đặc biệt, để phát triển cánh đồng rau theo hướng lâu dài, anh Biên đã học hỏi, tìm tòi cách làm hay trong việc nuôi cấy rau an toàn.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Biên chia sẻ: “Ban đầu khi bắt đầu làm nông nghiệp mình gặp khá nhiều khó khăn. Vốn đầu tư ban đầu bỏ ra hơn 200 triệu, trong khi đó, do chưa biết được hết kĩ thuật chăm sóc rau nên làm đâu hỏng đấy. Ví như năm trước, toàn bộ dưa lê mình trồng đều bị hỏng, rau màu cũng không được thu vì bị bỏ nhảy cắn. Việc trồng rau thất bại khiến mình khá chán nản, tuy nhiên được sự động viên của gia đình và bạn bè nên mình đã cố gắng học hỏi kĩ thuật chăm sóc rau. Tới thời điểm hiện tại, mình đã cơ bản thành công trong mô hình trồng rau an toàn.”

Thu nhập cao nhờ trồng cây ăn quả

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ gia đình tại xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa đã tìm cho mình hướng đi đúng đắn phù hợp với đặc điểm đất trồng tại địa phương. Gia đình ông Chu Văn Kiểm là một trong những hộ điển hình thành công với mô hình trồng bưởi Diễn cho thu nhập cao.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Kiểm cho biết, ông đã từng làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Ngày trước gia đình ông làm công việc ấp trứng vịt lộn và làm nông nghiệp, từ khi huyện Ứng Hòa bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông và gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn quả lâu năm.

Như một cái duyên, ông Kiểm biết tới cây bưởi Diễn, loài cây được trồng phổ biến tại huyện Phúc Thọ. Sau quá trình nghiên cứu, ông quyết định cải tạo đất trồng bưởi từ năm 2008. Ban đầu vườn nhà chỉ có khoảng 100 gốc bưởi Diễn, sau này, ông Kiểm tự nhân giống và mở rộng diện tich trồng bưởi, tính tới thời điểm hiện tại ông Kiểm đang có hơn 200 gốc bưởi Diễn đã cho thu hoạch.

Người dân huyện Ứng Hòa ổn định cuộc sống nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng
Gia đình ông Chu Văn Kiểm là một trong những hộ gia đình tiên phong trong việc trồng cây ăn quả tại xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

Đưa lại hiệu quả cao về kinh tế, thế nhưng, việc trồng và chăm sóc bưởi để bưởi cho ra quả chất lượng là điều không phải ai cũng làm được. Do chưa có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả nên thời gian đầu ông Kiểm gặp khá nhiều khó khăn.

Với tinh thần ham học hỏi, ông Kiểm đã tới tham quan các mô hình trồng bưởi diễn thành công tại nhiều địa phương. Thông qua việc tiếp xúc với các chủ trang trại trồng bưởi, ông dần biết được những lưu ý khi trồng bưởi diễn để cho năng suất cao. “ Đối với cây bưởi diễn, mỗi luống phải đảm bảo dãn cách hàng với hàng khoảng 4m, những năm đầu sau thu hoạch phải cắt tỉa cành để đảm bảo độ cao cho cây bưởi. Cùng đó, trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên để theo dõi vì mỗi cây có một loại bệnh khác nhau.”- ông Kiểm chia sẻ.

Trong suốt quá trình trồng và chăm sóc bưởi diễn, ông luôn đặt phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh lên hàng đầu. Theo đó, cây bưởi trong quá trình phát triển sẽ mắc phải các loại sâu bệnh như nhện đỏ; Sâu đục thân; Ruồi vàng.... Do đó, phải phát hiện sớm để không bị lan sang các cây khác và chữa trị kịp thời cho cây.

Trời không phụ lòng người, những nỗ lực của ông đã được đền đáp. Bắt đầu từ năm 2012, vườn bưởi của ông đã cho thu hoạch. Nếu trừ mọi chi phí, mỗi năm, 200 gốc bưởi đưa về cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng. Ông Kiểm cho biết, từ khi trồng bưởi diễn, ông thấy hiệu quả đưa lại hơn hẳn so với trồng lúa và trồng các loại cây khác.

Không chỉ có hộ gia đình ông Kiểm thành công với mô hình trồng bưởi diễn mà rất nhiều hộ dân tại xã Liên Bạt đã có cuộc sống khá hơn nhờ phát huy thế mạnh của cây ăn quả. Để hướng tới phát triển lâu dài, cạnh tranh được với bưởi Diễn xuất xứ từ các địa phương khác, người dân nơi đây đang tập trung chú trọng vào phát triển chất lượng, tạo thương hiệu riêng cho mình.

Nhờ chuyển đổi thành công cây trồng kém hiệu quả, đời sống của người dân huyện Ứng Hòa đã và đang thay đổi từng ngày. Đây cũng là một trong những thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương trong việc phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho người dân.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động