Người bạn đồng hành vì công lý

(LĐTĐ) Đến thời điểm này, tôi may mắn được làm về mảng pháp luật đã ngót nghét 20 năm, kể từ ngày bắt đầu làm phóng viên. Phóng viên phụ trách về pháp luật gặp rất nhiều chuyện vui, buồn trong quá trình tác nghiệp. Đọng lại trong tôi vẫn là những niềm vui khi góp phần bảo vệ bạn đọc bị oan; khi vướng vào vòng lao lý; hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, tránh bỏ lọt tội phạm... Và có được thành công đó phải kể đến vai trò của luật sư, những người bạn đồng hành vì công lý.
Kiểm tra và xử lý xe quá tải sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô Sau bài viết của báo Lao động Thủ đô về xe quá tải, quá khổ: Nơi nghiêm túc thực hiện, nơi hời hợt xử lý Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Còn nhớ, khoảng giữa năm 2007, một người đàn ông có gương mặt khắc khổ, quần áo giản dị, đi đôi dép rọ bộ đội nhựa màu nâu đã cũ, lên gõ cửa phòng Ban Nội chính báo Lao động Thủ đô (giờ là Ban Pháp luật - Bạn đọc) để “cầu cứu”.

Tôi tiếp ông, người đàn ông có cái tên cũng khá đặc biệt, Cung Kiến Lập (trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội). Ông Lập thời điểm đó ngoài 40 nhưng trông già hơn so với tuổi rất nhiều bởi cuộc sống mưu sinh vất vả, khó khăn.

Theo đơn tố cáo của ông Lập, ông làm nghề lái xe ôm và bơm xe trước cổng chùa Trấn Quốc (trên đường Thanh Niên). Trong một lần chở khách, ông Lập đã bị hai đối tượng đánh trọng thương. Mặc dù đã mang đơn với đầy đủ căn cứ đến các cơ quan chức năng nhiều lần nhưng hai đối tượng vẫn không bị xử lý, ông Lập đã tìm đến báo Lao động Thủ đô kêu cứu.

Người bạn đồng hành vì công lý
Luật sư Phạm Quốc Thanh (Trưởng Văn phòng Luật sư Quốc Thái - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Ngay sau khi gặp gỡ, tiếp nhận hồ sơ liên quan đến vụ việc, tôi đã gọi điện cho luật sư Phạm Quốc Thanh (Trưởng Văn phòng Luật sư Quốc Thái - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội). Là một người bạn thân và cũng là một cộng tác viên của báo Lao động Thủ đô, luật sư Thanh lập tức nhiệt tình vào cuộc.

Công việc của luật sư Thanh là gặp gỡ nạn nhân, đọc hồ sơ, xem xét kỹ toàn bộ quá trình xác minh, điều tra vụ án của cơ quan chức năng. Sau đó, luật sư Thanh cùng chúng tôi trao đổi về những thông tin cần thiết, chính xác để đưa vào bài báo sao cho đảm bảo “thấu tình, đạt lý”.

Những bài báo sau đó lần lượt ra đời. Mặc dù trong nội dung bài báo không có ý kiến của luật sư Thanh nhưng “ẩn chứa” trong đó đầy đủ tính pháp lý mà chúng tôi đã chia sẻ với nhau trước đó. Và chỉ sau 2 bài báo, các đối tượng gây ra vụ cố ý gây thương tích với ông Cung Kiến Lập đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cá nhân ông Lập được bồi thường chút tiền để ông lo thuốc thang, chữa bệnh; nhưng điều quan trọng là ông Lập đã đòi lại được quyền lợi chính đáng cho bản thân mình còn những đối tượng phạm pháp thì đã phải trả giá. Những năm sau đó, cứ vào ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) và ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam (10/10), ông Lập đều gọi điện, gửi hoa, tặng quà… những món quà rất nhỏ bé nhưng thực sự có ý nghĩa đối với tôi và luật sư Phạm Quốc Thanh.

Cũng từ giữa năm 2007, tôi được Ban Biên tập báo Lao động Thủ đô giao theo dõi đưa tin về những vụ xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Những lần gặp mặt với các bị cáo, những người trong gia đình nạn nhân với những câu chuyện đau lòng cũng chính là những lần đầu tiên tôi được tiếp cận với giới luật sư.

Tôi gặp và quen luật sư Nguyễn Bích Lan - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Đầu năm 2013, chị Lan mời tôi tham gia một vụ án có dấu hiệu oan sai ở huyện Phổ Yên (Thái Nguyên). Không có nhiều hy vọng, nhưng với sự tự tin của nữ luật sư cũng như xem xét một số tình tiết trong vụ án, chúng tôi đã quyết tâm đi tới cùng vụ án.

Theo hồ sơ vụ án, ông Hoàng Quốc Tuấn và bà Bùi Thị Tình là chủ nhà nghỉ Thùy Linh, tại xóm Phúc Long, thị trấn Bắc Sơn, huyện Phổ Yên. Chiều 25/9/2012, lực lượng công an ập vào nhà nghỉ bắt quả tang tại phòng nghỉ có một đôi nam nữ đang mua bán dâm.

Dựa trên lời khai của người mua dâm, Công an huyện Phổ Yên khởi tố vụ án chứa mại dâm và bắt tạm giam bà Tình. Sau nhiều lần hoãn, ngày 30/9/2013, Tòa án nhân dân huyện Phổ Yên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án 3 năm tù giam với bị cáo Tình.

Chúng tôi cùng luật sư Nguyễn Bích Lan đã nhiều lần đi Phổ Yên để xác minh, điều tra những tình tiết dẫn tới oan sai trong vụ án. Từ việc bắt quả tang cho đến những biên bản trong hồ sơ vụ án đều có dấu hiệu dàn dựng rất rõ ràng của cơ quan công an. Thời điểm đó, luật sư Nguyễn Bích Lan luôn day dứt bởi đây là vụ án oan sai rõ ràng.

Sau khi phiên tòa xét xử bà Tình kết thúc, báo Lao động Thủ đô tiếp tục bám sát những tình tiết trong phiên tòa xét xử để phản ánh sự thật của vụ án. Ngày 9/1/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên mở phiên tòa phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm, bị cáo Bùi Thị Tình được trả tự do ngay tại tòa khi Tết Nguyên đán đã kề cận…

Kể từ thời điểm được trả tự do, gia đình bà Tình vẫn lo lắng chờ đợi quyết định cuối cùng về vụ án. Và niềm vui đã đến với gia đình bà, và đó cũng là điều mà chúng tôi cùng luật sư Lan vẫn đang chờ đợi. Ngày 17/6/2015, ông Hoàng Quốc Tuấn gọi điện báo tin, ngày 7/6/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định đình chỉ vụ án và quyết định về việc đình chỉ điều tra đối với bị can Bùi Thị Tình. Ông Hoàng Quốc Tuấn vui mừng không kể xiết: “Nhờ có các anh chị nhà báo và những nữ luật sư quả cảm, cuối cùng vợ tôi cũng được giải oan”...

Gặp gỡ luật sư, trao đổi với họ về công việc cũng có, giao lưu bạn bè, tình cảm kiểu “trà dư tửu hậu” về những vấn đề thời sự pháp luật đang được dư luận quan tâm cũng có… Đối với cá nhân tôi, luật sư thực sự là những người không thể thiếu trong công việc chuyên môn, họ luôn sẵn sàng phối hợp với báo chí, hết mình bảo vệ công lý.

H.Duy

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Xem thêm
Phiên bản di động