Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

(LĐTĐ) Đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an thành phố Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải quản lý, xử lý khối lượng vật chứng rất lớn, có những vật chứng từ nhiều năm nay gây lãng phí...
Tháo gỡ vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án

Sáng 30/10, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Thí điểm thực hiện không quá 3 năm

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự cho biết, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra, nhất là trong việc xử lý vật chứng, tài sản trong các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.

Bên cạnh đó, cũng còn thiếu các biện pháp để các cơ quan tố tụng thực hiện ngay từ đầu nhằm ngăn chặn sớm việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản trước khi có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp tố tụng kê biên, phong tỏa…

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nêu rõ, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết đã xác định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa thực hiện ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, xuyên suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chỉ áp dụng thí điểm đối với các vụ án, vụ việc hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản (Điều 3) bám sát nội dung Đề án xử lý vật chứng, tài sản đã được Bộ Chính trị thông qua, dự thảo Nghị quyết quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản.

Cụ thể gồm: Trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý; nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa. Đồng thời, cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng; giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng; tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản.

Dự thảo Nghị quyết quy định thời gian thí điểm áp dụng từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện không quá 3 năm.

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội.

Cần thiết ban hành Nghị quyết

Thảo luận tại tổ sau đó, đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội cho rằng, việc ban hành Nghị quyết là rất cần thiết. Hiện, Công an thành phố Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải quản lý, xử lý khối lượng vật chứng rất lớn, có những vật chứng từ nhiều năm nay gây lãng phí.

Thứ nhất là lãng phí chính giá trị tài sản của vật chứng. Có những tài sản để lâu quá, mất giá trị, chủ phương tiện không thèm để ý đến, coi như bỏ đi. Trong khi đó, thanh lý không thanh lý được, huỷ không huỷ được, phải giữ rất lãng phí.

Lãng phí thứ hai là phải có kho vật chứng lớn. Công an Thành phố phải có kho vật chứng chung, các quận huyện phải có kho vật chứng của Cơ quan điều tra cấp quận, huyện. Nhưng lấy đâu ra đất để xây dựng kho vật chứng theo quy chuẩn? Hơn nữa, trong chương trình cải cách tư pháp, Thành phố phải có kho vật chứng cả về hình sự, dân sự nhưng chưa có kho hoặc có nhưng không đáp ứng về diện tích, tiêu chuẩn.

Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng chỉ ra điểm lãng phí thứ ba là phải bố trí người trông coi kho vật chứng. Theo quy định, việc quản lý trông coi là cơ quan Công an, xử lý tài sản lại là Toà án.

“Mới đây, chúng tôi đã nhận mấy chục tấn đất hiếm trong 1 vụ án nhưng phải xây nhà tạm để lưu giữ. Dù là nhà tạm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát mất mát. Trong khi đó, để trông coi không chỉ 1, 2 người. Nếu đối chiếu với quy định mới nhất, đây là vấn đề rất vướng mắc, rất bất cập, rất khó khăn, bức xúc”, Trung tướng Nguyễn Hải Trung nói.

Vì vậy, Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự là rất cần thiết. Tuy vậy, theo tờ trình và dự thảo Nghị quyết, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết còn quá hẹp, chỉ áp dụng với một số vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo nên chưa đại diện được hết các vụ việc để rút ra cái chung.

Theo ông Trung, sau khi triển khai thí điểm Nghị quyết phải tính toán mở rộng phạm vi điều chỉnh thậm chí phải ban hành luật. Hơn nữa, thời gian thí điểm 3 năm quá lâu, đã coi là điểm nghẽn thì phải khẩn trương giải quyết, tháo gỡ theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Quốc hội.

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh)

Quy định hiện hành vô cùng bất cập

Cùng góp ý vào dự thảo Nghị quyết, đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) đề nghị làm rõ hơn các tình huống cụ thể mà tài sản không thuộc phạm vi điều chỉnh để tránh nhầm lẫn với các quy định trong Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đặc biệt, đề nghị nêu chi tiết về loại tài sản nào không thụộc phạm vi áp dụng để giúp cho các cơ quan có liên quan xác định rõ thẩm quyền.

Đại biểu đoàn Trà Vinh cũng đề nghị cần nhấn mạnh nguyên tắc xử lý nhanh chóng nhằm đảm bảo để lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước và ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Đồng thời, cần bổ sung thêm chi tiết về các cơ chế kiểm soát, như biện pháp kiểm tra định kỳ, báo cáo công khai để đảm bảo việc xử lý, giải chính tài sản đúng quy định...

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, thời gian qua có trường hợp Giám đốc Bệnh viện bị bắt giam, máy móc, thiết bị liên quan gần như bị đóng băng, song nhu cầu cần dùng lớn. Đại biểu đã chứng kiến nhiều bãi gỗ lớn là tang vật vụ án bị mục nát, nhiều phương tiện vi phạm bị thu giữ, máy móc bị thu giữ bị hư hỏng nặng...

Vì vậy, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng việc ban hành Nghị quyết về xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự là cấp thiết, nhưng vấn đề là làm sao tổ chức thực hiện cho tốt...

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Đoàn thành phố Hà Nội) nhận định, Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự nên được ban hành sớm hơn, bởi quy định hiện hành vô cùng bất cập, gây bất lợi cho bị cáo, bị hại.

Theo quy định, khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra có quyền phong toả, kê biên, tài sản. Song cơ quan cuối cùng giải quyết số tài sản này lại là do Toà án, thời gian rất lâu, thông thường kéo dài 1-2 năm, gây hư hỏng vật chứng…

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính cũng cho rằng, nếu chỉ thí điểm trong các vụ án tham nhũng thì chưa đầy đủ, tròn trịa. Do vậy, không nên chỉ giới hạn ở tội phạm tham nhũng mà nên áp dụng ở tất cả các vụ án, đặc biệt là ở chương tội phạm về sở hữu.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm

Bộ Nội vụ đề xuất, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động