Ngổn ngang công trình dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm gây ảnh hưởng dân sinh
Không thể chần chừ! Có biện pháp giải quyết các dự án chậm trễ Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có hiện tượng bị phá hoại |
Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm là công trình được phê duyệt bổ sung vào giai đoạn 2 của Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông. Dự án có tổng chiều dài 3,7km, được khởi công từ cuối năm 2019 và dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
“Nhà thầu cũng không thi công, làm dứt điểm mà mỗi nơi thi công một chút khiến các tuyến đường xung quanh đây rất nham nhở. Gần 1 năm nay công trường vẫn ngổn ngang mà không thấy công nhân xây dựng. Người dân đã nhiều lần ý kiến nhưng tình hình cũng không có nhiều thay đổi", ông Lê Văn Ngữ (trú tại phường Quảng An) cho biết.
Sau hơn 2 năm thi công, công trình mở đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn ngổn ngang gây ảnh hưởng an toàn giao thông và đời sống người dân trong khu vực. |
Điều đáng nói là sau khi công trình bắt đầu khởi công, các bốt điện được hạ chuyển nằm ngay giữa đường, được gia cố sơ sài gây mất mỹ quan và nguy hiểm cho người dân vì những bốt điện này vẫn đang hoạt động.
Bà Đỗ Thị Vân, người dân phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, cho biết, hàng chục bốt điện được hạ chuyển nằm ngay giữa đường gây mất mỹ quan và nguy hiểm cho người dân. Trong khi đó, ngày nào cũng có người bị vướng bánh xe ngã tại đây.
Theo đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Hà Nội, dự án mở rộng đường đê Nghi Tàm - Âu Cơ được chia thành 4 đoạn, mỗi đoạn được giao cho các đơn vị thi công khác nhau. Đoạn 1 từ khách sạn Thắng Lợi đến lối vào đường Xuân Diệu. Đoạn 2 từ lối vào đường Xuân Diệu đến ngõ 123 Âu Cơ. Đoạn 3 từ ngõ 123 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân và đoạn 4 từ nút giao Lạc Long Quân đến nút giao cầu Nhật Tân.
“Khó khăn lớn nhất đối với dự án này là phải điều chỉnh hồ sơ thiết kế. Trong 4 đoạn của dự án, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp phép cho thành phố Hà Nội xây dựng đoạn 1, 2 và 4. Riêng đoạn 3 hiện đang phải điều chỉnh để xin cấp phép thi công”, đại diện Ban Quản lý dự án cho biết.
Các bốt điện được di chuyển "sơ sài" ra giữa đường, nhiều bốt còn phải chống gậy vào thành đê để giữ không bị đổ. |
Hiện, Ban Quản lý dự án đang phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu và thiết kế bản vẽ thi công để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cấp phép thi công. Sau khi được cấp phép, dự kiến, công trình sẽ tiếp tục triển khai trong tháng 4/2022.
Việc phải thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thi công công trình là một trong những điều kiện bắt buộc khi triển khai dự án. Theo quy định, trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Trong khi đó, tại khu vực dự án mở rộng đường Âu Cơ việc này chưa được triển khai một cách nghiêm túc. Đề nghị chính quyền địa phương và đơn vị thi công sớm có biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và người dân trong khu vực.
Một vài hình ảnh ghi nhận trong ngày 16/3:
Các điểm giao cắt công trình không được rào chắn tràn ra phía ngoài đường dân sinh. |
Vật liệu xây dựng "vứt" chỏng chơ ngay trước cửa nhà dân. |
Sau hơn 2 năm thi công, hiện trạng công trình vẫn còn rất ngổn ngang. |
Biển cảnh báo được đặt "gọn" bên trong công trình. |
Do không có biển cảnh báo, không đèn báo hiệu khiến nhiều phương tiện đã "va chạm" gây biến dạng rào chắn trên đường Nghi Tàm. |
Công trình mở rộng tuyến đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm bị chậm tiến độ khiến giao thông trong khu vực thường xuyên bị ùn ứ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Tin khác
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04