Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập

Trải qua 300 năm dâu bể, di tích đình Thông Tây Hội đã xuống cấp, mối mọt tấn công, hư hại tứ bề.
Trùng tu, tu bổ di tích: Bao giờ hết “thảm họa”?
BIDV hỗ trợ vốn trùng tu Chùa Wathat – Vua Xayxettha (Lào)
Thảm thương di tích quốc gia bị trùng tu như phá

Hơn 300 năm trước, những bậc khai canh xứ Bắc mang gươm mở cõi Nam tiến đã lập đình Thông Tây Hội (107/1 Nguyễn Văn Lượng, phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM) làm nơi phụng thờ hương khói hai vị hoàng tử con vua Lý Thái Tông. Đình thuở ban sơ chỉ là mái lá, cột kèo tre giữa bốn bề cây cối. Cuối thế kỷ 18, cư dân bản địa nâng cấp đình to đẹp như ngày nay: 12 nếp nhà cổ và một nếp nhà mới được xây trên 800 m2.

12 nhà cổ được xây vào lần phục dựng năm 1883 gồm võ ca, nhà chầu, chánh điện và nhà hội sở.

Qua bao thăng trầm, đình đã xuống cấp ở các hạng mục như cụm nhà võ ca gồm bảy nếp thì nay đã sụp đổ bốn nếp, hỏng mái một nếp, chỉ còn lại hai nếp. Cụ Nguyễn Văn Tý (80 tuổi), trưởng ban quản lý di tích đình Thông Tây Hội, người từng có trên 30 năm gắn bó với việc quét tước, đuổi mối mọt ở đình xót xa: “Cột gỗ đa phần bị mối mọt tấn công, nước ngấm vào hư nát. Nhìn bề ngoài thì đỏ rực màu sơn nhưng kỳ thực bên trong mục rỗng khi nào không hay, rơi xuống là thành cát bụi cả”.

Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập
Đình Thông Tây Hội hơn 300 tuổi đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Nguyễn Tân
Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập
Phần nhà hội sở đã hư hỏng nặng do mối mọt. Ảnh: Nguyễn Tân
Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sậpNgôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập
Nhiều cột gỗ hỏng cả gốc và thân có thể gãy đổ bất cứ lúc nào. Ảnh: Nguyễn Tân

Đình Thông Tây Hội tọa lạc ở khu đất cao ráo nhất làng Hạnh Thông Tây nhưng trải qua chinh chiến, biến thiên sinh tồn, đất đai xung quanh đình được tôn cao, đình thấp xuống, nước vào khó tiêu thoát.

Những bậc cao niên quanh vùng kể lại, xưa đình nhỏ, mái lá tranh tre nằm giữa khu làng trồng hoa quả với bộn bề khó nghèo cùng man man huyền tích. Nhưng dù khó khăn, chốn linh thiêng vẫn được bà con chăm chút phụng thờ, khói hương. “Như chúng tôi, cũng là người dân cả, không đủ sức kham nổi. Vừa rồi cột bị mọt đục rỗng, anh em góp tiền, góp công khoét ra để trét keo vào. Phần nhỏ thì mình làm được, chứ lớn thì không đủ điều kiện” - ông Tý cho hay.

Nhìn khu nhà hội sở bên hông trái chánh điện với nhiều cột gỗ đã mối mọt, mái ngói âm dương thủng lỗ chỗ, ông Tý xót xa: “Nếu không kịp thời khôi phục thì khu nhà này sẽ sập mất, ngày nắng nhìn còn đỡ chứ mưa thì dột nát, nước tràn lênh láng xuống nền như xát muối vào gan ruột”.

Có thể sẽ trùng tu vào đầu năm 2016

Năm 2015, Sở VH&TT TP.HCM hoàn chỉnh hồ sơ xin trùng tu đình gửi Bộ VH-TT&DL. Bộ đã thẩm định dự án rồi nhưng nguồn vốn của Bộ rót xuống chỉ có 300 triệu đồng thôi, trong khi một công trình lớn như vậy cần khoảng 3,7 tỉ đồng. Số tiền còn lại TP phải đối ứng.

TP đã đề nghị lấy kinh phí của quận nhưng quận cũng rất khó khăn nên đã đề nghị đưa lại lên TP. UBND TP.HCM đã chuyển hồ sơ cho Sở KH&ĐT xem xét, nếu được phê duyệt thì đầu năm 2016 đình Thông Tây Hội sẽ có nguồn vốn để trùng tu. Trung tâm đã thực hiện một cuộc khảo sát về tất cả di tích trong TP và chuẩn bị báo cáo cho Sở VH&TT. Trong năm 2016, TP sẽ tập trung bảo tồn, trùng tu khoảng năm đến sáu công trình di tích trọng điểm trong đó có đình Thông Tây Hội.

Phương án trùng tu đình này là phục dựng lại như cũ bằng các vật liệu thay thế, chỉ giữ lại các bệ đá. Trung tâm đã chụp ảnh các chi tiết và hoàn tất bản vẽ. Việc tìm kiếm các cột gỗ thay thế sẽ rất khó khăn và không dễ có được trong một thời gian ngắn.

Khác với các cơ sở tôn giáo, việc phát huy và thu hút vốn xã hội hóa từ các đình, làng là cực kỳ khó khăn bởi quá trình đô thị hóa trong các quận nội thành diễn ra rất nhanh, người dân thực sự gắn bó với mảnh đất đó không còn nhiều nữa. Chỉ có một số quận ngoại thành, các ngôi đình có sự gắn kết truyền đời với người dân ở đó thì có thể tự trang trải như đình Phú Lạc, đình Hưng Long, đình Tân Thới…

Ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn
và Phát huy giá trị di tích-lịch sử TP.HCM.

Theo Nguyễn Tân - Hồng Minh/Phapluattp.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động?

Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động?

(LĐTĐ) Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; được hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo mức độ suy giảm khả năng lao động.
Huyện Thanh Oai: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hòa trong không khí và âm vang hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử, chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hơn 2.000 học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Oai đã tham gia “Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học năm học 2023 - 2024” và “Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hơn 30 nghìn hội viên, phụ nữ Thủ đô đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn. Đây là những màn đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc 3 ca khúc "Qua miền Tây Bắc", "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Thay mặt Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn nội dung Thư.
Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

(LĐTĐ) Với 2.410 chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng về ngành nghề, thu nhập, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ứng Hòa năm 2024 thực sự là cơ hội tốt cho người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại huyện Ứng Hòa lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.
Đặc sắc Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024

Đặc sắc Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Tối 4/5, tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 với chủ đề “CNVCLĐ quận Ba Đình tự hào tiến bước theo Đảng”.

Tin khác

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Xem thêm
Phiên bản di động