Trùng tu, tu bổ di tích: Bao giờ hết “thảm họa”?
Vi phạm TTXD ở phường Trung Tự, quận Đống Đa: Sẽ xử lý nghiêm | |
Thảm thương di tích quốc gia bị trùng tu như phá |
Trùng tu kiểu thiếu hiểu biết
Sau khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, hàng nghìn di tích, di sản được tu bổ, song hầu hết các di sản, di tích sau khi được “trẻ hóa” đều bị biến dạng, phá hủy, bởi trình độ, sự thiếu hiểu biết của ban quản lý di tích, di sản đó. Điển hình gần đây nhất là việc “màu áo mới” của Nhà hát Lớn Hà Nội. Do một số hạng mục của Nhà hát Lớn có dấu hiệu xuống cấp, nên giữa tháng 7/2015, Bộ VHTT&DL đã cho phép Ban quản lý Nhà hát Lớn sơn bảo trì. Tuy nhiên, ngay khi Nhà hát Lớn khoác lên mình “áo mới”, đã vướng phải nhiều ý kiến trái chiều của dư luận và các nhà chuyên môn, màu sơn mới đã làm hỏng không gian kiến trúc của một công trình văn hóa có tuổi đời hơn trăm năm. Thậm chí, GS Hoàng Đạo Kính còn cho rằng, màu sơn mới này là màu cờ trước đây Hà Nội dùng để báo có dịch tả. Trước búa rìu dư luận, Ban quản lý Nhà hát Lớn đã phải trả lại màu sơn cũ cho biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngay sau đó.
Phối cảnh tổng thế quy hoạch Khu di tích thành Cổ Loa. |
Trở lại vụ việc ở chùa Trăm Gian, sư thầy Thích Đàm Khoa – trụ trì chùa - đã bật khóc và nhận hết lỗi về mình vì “chăm sóc” di tích quốc gia đã ngót nửa thế kỷ này một cách “quá tay” khi tự ý cho sơn lại tranh, tượng quý bằng sơn công nghiệp; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng xi măng, gạch ốp lát xanh, đỏ, tím, vàng; xây mới các dãy hành lang đánh bóng cột kèo bằng vécni, gác khánh cổ kính ngàn năm của chùa đã bị đập nát, xây mới;… Đáng bàn là, sư thầy không hiểu rằng việc mình làm đã vi phạm Luật Di sản văn hóa.
Còn nhớ, những “thảm họa trùng tu” của năm 2014 đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông cũng như tiền bạc vào việc bảo tồn di tích, như: Việc xây mới bức bình phong với tạo hình một con “quái thú” thiếu thẩm mỹ và không phù hợp với truyền thống văn hóa người Việt lại lăng Ngô Quyền (Sơn Tây, Hà Nội); đình cổ Quang Húc (Ba Vì, Hà Nội), chùa Sổ (Thanh Oai, Hà Nội) - là những di tích đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Việc dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt “làm vệ sinh” tấm bia cổ Sùng Thiện Diên Linh – bảo vật quốc gia ở chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) hay việc trùng tu tại đình Tiên Canh (Vĩnh Phúc) bằng cuốc xẻng cũng khiến dư luận bàng hoàng. Và còn rất nhiều di tích, di sản khác bị “làm mới” theo cách “riêng” của một số ban quản lý, người trông coi di tích, di sản. Điều này chỉ ra rằng, từ trước tới nay, việc tôn tạo di tích, di sản vẫn được làm theo kiểu “mạnh ai nấy làm”.
Chờ trong thấp thỏm
Bày tỏ quan điểm về bảo tồn di tích lịch sử ở Việt Nam, GS.TSKH.KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng, việc bảo tồn, tôn tạo di tích quan trọng nhất là phải giữ được cái gốc. Bên cạnh đó, là cách làm để sinh động hóa di tích, để nó có sức hút và có vai trò trong đời sống hiện đại. Đó là thách thức vô cùng nan giải. Còn GS Trần Lâm Biền cho rằng, các “thảm họa trùng tu” di tích, di sản xuất phát từ sự coi thường của các nhà tu bổ, bởi họ cứ tưởng tu bổ di tích, di sản giống như sửa nhà. Các cơ quan quản lý thì chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm, trong khi đó những người hiểu và gắn bó với việc trùng tu di sản còn quá ít.
Theo báo cáo năm 2015 về công tác kiểm kê di tích của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (VH&TT), Hà Nội có 5.847 di tích, trong đó 1.167 di tích cấp quốc gia, 1.179 di tích cấp thành phố và 11 di tích quốc gia đặc biệt. Các di tích này có trên 317.000 hiện vật, trong đó có nhiều bảo vật quốc gia. Trong năm 2015, các di tích, danh thắng do Sở VH&TT Hà Nội trực tiếp quản lý đã đón tiếp, phục vụ gần 2,26 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội - cho biết, hiện trên địa bàn có 2.200 di tích đang xuống cấp, trong đó 211 di tích xuống cấp nghiêm trọng cần được tu bổ; 115 di tích có hộ dân lấn chiếm, 564 hộ dân và 15 tập thể đang ở trong di tích. Việc di dời các hộ dân và tập thể ra khỏi khuôn viên di tích là rất khó khăn và đòi hỏi thời gian lâu dài, như quần thể khu di tích Cổ Loa.
Được biết, khu di tích thành Cổ Loa hiện trong quy hoạch tổng thể hướng tới mục tiêu đưa Khu di tích thành Cổ Loa trở thành Công viên Lịch sử – Sinh thái – Nhân văn, phù hợp với quy hoạch phân khu tại khu vực và quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, hiện có hàng trăm hộ gia đình sinh sống tại khu vực 1 và 2 của thành Cổ Loa, là những người ở nhờ từ trước chiến tranh, chứ không phải mới chuyển tới. Việc để cho cư dân sinh sống trong lòng di sản chỉ là trong giai đoạn đầu thực hiện quy hoạch. Nhưng lâu dài, phải quản lý chặt chẽ bằng các quy chế, quy định cụ thể. Trước hết là phải tuyên truyền, vận động cho nhân dân tuân thủ các quy định về Luật Di sản văn hóa.
Bài học về quy hoạch làng cổ Đường Lâm vẫn còn đó. Hy vọng rằng, đề án quy hoạch thành Cổ Loa nói riêng và 211 di tích xuống cấp nghiêm trọng cần được tu bổ trong thời gian tới sẽ được nghiên cứu, lập kế hoạch một cách cẩn trọng, bài bản, đúng quy trình, để giảm tải những mâu thuẫn, “thảm họa trùng tu” di tích, di sản văn hóa như thời gian qua.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09