Nghệ thuật dân gian Hát Xoan: Di sản trường tồn với thời gian

Hát Xoan Phú Thọ là nghệ thuật dân gian đặc sắc, kết hợp được yếu tố văn hoá, lịch sử và nghệ thuật, độc đáo ở lời ca, giai điệu và làn điệu, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá và được cộng đồng gìn giữ qua nhiều thế kỷ. 
nghe thuat dan gian hat xoan di san truong ton voi thoi gian Hát Xoan Phú Thọ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
nghe thuat dan gian hat xoan di san truong ton voi thoi gian Số hóa các tư liệu di sản Hát Xoan

Nghệ thuật dân gian đặc sắc

Nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời Hùng Vương nên Hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của văn hoá dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc. Đó chính là một trong những giá trị to lớn của Hát Xoan.

nghe thuat dan gian hat xoan di san truong ton voi thoi gian
Thanh niên các phường Xoan An Thái, Thét, Kim Đái, Phù Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trình diễn bài "Mời rượu".

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Phó Giám đốc Thường trực sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Phú Thọ cho biết, Hát Xoan là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tích hợp giữa văn học, âm nhạc, múa và diễn xướng; lối hát dân gian đặc sắc của người dân vùng đất Tổ Phú Thọ có nguồn gốc từ hình thức hát thờ các vua Hùng, bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Khởi nguồn từ dân gian và lưu truyền theo hình thức truyền khẩu, trải qua hàng ngàn năm lịch sử được cộng đồng gìn giữ, trao truyền, Hát Xoan đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, nét sinh hoạt văn hóa mang đậm nét đặc trưng của người dân Phú Thọ nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Ngày 8/12/2017, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Hát Xoan của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây là lần đầu tiên Ủy ban Liên Chính phủ quyết định rút một di sản ra khỏi “Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” để chuyển sang “Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Nét đặc sắc của Hát Xoan thể hiện ở lối hát chuyển giọng đào/kép và đào, kép Xoan phải có giọng hát đẹp, hát đều nhau và biết kết hợp các động tác múa nhuần nhuyễn. Dẫn nhịp cho hát, múa Xoan, tạo sự ăn nhập, hài hòa giọng hát là các đạo cụ: Trống, phách đệm. Múa trong Hát Xoan theo tính chất từng chặng hát, có một số động tác múa mô phỏng lao động sản xuất nhằm minh họa cho lời ca, có các động tác múa cổ như mô phỏng hình sóng nước, múa không guộn/uốn ngón tay…

Đội hình múa xếp hình tượng cánh hoa, bông hoa, tiến lùi ngược chiều kim đồng hồ… Chính những đặc điểm cấu trúc, ngôn ngữ thơ, nhạc, múa nguyên sơ đã tạo cho Hát Xoan mang tính cổ sơ, một loại hình dân ca, dân vũ sơ khai.

Hiện tượng văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử dân gian

Theo ông Nguyễn Đắc Thủy, về nguồn gốc của Hát Xoan, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, âm nhạc đã căn cứ vào truyền thuyết, các truyện kể của các bậc cao niên, các tài liệu đã ghi chép lại các truyền thuyết (với một vài dị bản) của làng Phù Đức, An Thái, Cao Mại, Hương Nộn…

Theo truyền thuyết, các vua Hùng đã có công trong thời kỳ dựng nước, người dân Phú Thọ đã sáng tạo Hát Xoan và trình diễn tại các đình, đền, miếu thờ vua Hùng vào dịp đầu xuân. “Xoan” có nghĩa là “Xuân”. Hùng Vương - ông vua của thời đại dựng nước đã trở thành thánh nhân trong tâm thức của người dân đất Việt.

Họ không chỉ tôn vinh ông là Đại Vương mà họ còn tôn thờ ông như một vị thần nông nghiệp. Hát Xoan và tục Hát Xoan ra đời để tôn thờ ông vua dựng nước và cũng là ông vua nông nghiệp tức Vua Thần Nông đầu tiên trong tâm thức người Việt, cư dân sống trên vùng đất Văn lang. Hát Xoan xưa kia gọi là hát mùa xuân, về sau từ xuân đổi thành từ xoan vì thành hoàng làng có tên Xuân. Vì vậy có tên gọi hát Xoan và phường Xoan.

Các truyền thuyết về Hát Xoan mang đầy tính huyền thoại và hư cấu mang tính dân gian đã minh giải giá trị nguồn gốc, không gian ra đời và chủ nhân sáng tạo, trình diễn, lưu truyền hình thức nghệ thuật dân gian này trong đời sống cộng đồng bốn làng Xoan gốc.

Không chỉ có vậy, các truyền thuyết về Hát Xoan thể hiện một quá trình tồn tại của Hát Xoan với tục kết nước nghĩa, một hiện tượng văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử dân gian. Tục kết nước nghĩa giữa các họ Xoan với các làng trong vùng thể hiện mối quan hệ gắn kết bền chặt của cộng đồng. Và như vậy, Hát Xoan đã ra đời và đã tồn tại gắn với những truyền thuyết huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước, với những những tập quán, những phong tục mang dấu ấn cổ xưa.

Suốt trường kỳ lịch sử ra đời và tồn tại, Hát Xoan đã được các thế hệ nghệ nhân nối tiếp nhau gìn giữ, hoàn thiện và truyền dạy, trở thành nghệ thuật dân gian hát múa phong phú với một trình thức biểu diễn nghệ thuật vừa chặt chẽ vừa cởi mở.

Chặt chẽ trong chặng hát nghi lễ, cởi mở trong chặng hát quả cách và hát trao duyên. Chính nhờ hình thức nghệ thuật độc đáo này mà Hát Xoan được cộng đồng đón nhận và biến thành định lệ trong nghi thức thờ thần trong khắp các không gian thờ cúng Vua Hùng ở Phú Thọ.

Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể đặc biệt này việc giữ gìn không gian văn hoá là một trong những giải pháp quan trọng. Đó là việc nhận diện những bài bản cốt lõi của Hát Xoan, hỗ trợ việc trao truyền từ các nghệ nhân tuổi đã cao cho học trò kế cận của họ một cách hiệu quả và từ đó những người này có thể dần thay thế được các nghệ nhân điều hành các phường Xoan và chủ động tổ chức các lớp truyền dạy cho con em của họ.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam và thị xã Sơn Tây tổ chức Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III, năm 2024.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, các đội thi đến từ các Trường Đại học của Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin “HackTheon Sejong” do Thành phố tự trị đặc biệt Sejong - Hàn Quốc tổ chức đều đạt vị trí cao.
Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Hội Cựu chiến binh - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận Thanh Xuân tổ chức hội nghị gặp mặt nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ kết hợp giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, học sinh quận Thanh Xuân.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp lại công việc thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính để phối hợp thực hiện các công việc Thành phố giao; đề xuất tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công, nâng mức tự chủ của các đơn vị.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tin khác

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Chúng ta của sau này

Chúng ta của sau này

(LĐTĐ) Hà Nội đầu hạ bị cái oi bức của nắng chiếm giữ. Những tia sáng gắt gao oằn mình trên các khu nhà cao tầng của thành thị. Và tại một trong những tòa nhà cao tầng đầy ắp những người phải lao động trí óc không ngơi tay ấy, chiếc cà vạt khiến cho tôi càng như mắc kẹt trong không khí nóng bừng. Cả bộ tây trang này nữa. Chúng chẳng khiến tôi thấy mình trông trang trọng hơn tí nào, thay vào đó, tôi đâm ra lo ngay ngáy rằng liệu đối tác có để ý những vệt mồ hôi đầy mỏi mệt đang lăn trên cổ áo của tôi hay không.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
Xem thêm
Phiên bản di động