Tạo sức hấp dẫn cho tài nguyên di sản

(LĐTĐ) Hà Nội là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, hội tụ và kết tinh những di sản văn hóa giàu giá trị của dân tộc Việt Nam. Thời gian qua, các điểm đến di sản Hà Nội đã và đang không ngừng xây dựng những sản phẩm văn hóa ấn tượng, giàu bản sắc từ chất liệu riêng có. Điều này vừa góp phần tôn vinh, quảng bá điểm đến, vừa tạo nên sức hấp dẫn cho tài nguyên di sản.
Thúc đẩy thiết kế sáng tạo từ tài nguyên di sản Biến những di sản cũ thành "gà đẻ trứng vàng"

Sáng tạo từ tài nguyên di sản

Nếu như trước đây, các di tích của Hà Nội chủ yếu “sáng mở, tối đóng”, các di sản chật vật với việc bảo tồn, gìn giữ, thì nay nhiều loại hình di sản, di tích trở nên sống động khi được phát huy, khai thác một cách sáng tạo. Điển hình như chương trình “Đêm thiêng liêng” của Di tích Nhà tù Hoả Lò.

Tạo sức hấp dẫn cho tài nguyên di sản
Du khách thưởng thức điệu múa hoàng cung ngay trên những dấu tích khảo cổ.

Sau thành công ấn tượng của chuỗi hoạt động trải nghiệm “Đêm thiêng liêng - Sáng ngời tinh thần Việt” và “Đêm thiêng liêng 2 - Sống như những đóa hoa”, mới đây, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tiếp tục ra mắt công chúng sản phẩm văn hóa mới mang tên “Đêm thiêng liêng 3 - Lửa thanh xuân”, tôn vinh những anh hùng trẻ tuổi với những câu chuyện lịch sử có thật tại Nhà tù Hỏa Lò.

Theo đó, số hoạt cảnh tái hiện được tăng lên, giúp công chúng cảm nhận chân thực, sâu sắc hơn về cuộc sống khắc nghiệt nơi “địa ngục trần gian”, không khí đấu tranh sôi sục của những bậc tiền bối cách mạng, như: Hoạt cảnh liệt sĩ Nguyễn Hoàng Tôn hiên ngang đón nhận cái chết bởi máy chém trước Nhà tù Hỏa Lò năm 1931; cuộc đấu tranh tuyệt thực năm 1933; phong trào “Biến nhà tù thành trường học cách mạng”; hành trình vượt ngục năm 1945, hay cuộc gặp gỡ cuối cùng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và mẹ.

Chị Lê Ngọc Trà, một du khách tham gia tour chia sẻ: “Tôi đã khóc trong một nửa hành trình dài 2 tiếng đồng hồ này. Gần 100 con người đủ mọi độ tuổi, lớn tuổi nhất chắc cũng 70 - 80 tuổi, nhỏ nhất khoảng 6 - 7 tuổi. Không gian di tích khá nhỏ, chỗ ngồi san sát nhau lại di chuyển liên tục nhiều vị trí nhưng tuyệt nhiên ai ai cũng lặng lẽ, trật tự, chăm chú, và dâng trào nhiều cảm xúc.

Đây là một tour tôi đánh giá thực sự có chất lượng thể hiện và khả năng tạo ra những cung bậc xúc cảm cho người xem tương đương hoặc thậm chí hơn nhiều các tour của những bảo tàng, khu di tích nổi tiếng trên thế giới. Chương trình kết hợp giữa giọng kể trầm ấm của người dẫn dắt, cùng âm thanh, ánh sáng, các hoạt cảnh do những diễn viên sân khấu chuyên nghiệp nhập vai, xen kẽ các trải nghiệm đa giác quan như đi qua đường cống ngầm của nhà lao, ngồi lặng im cảm nhận không gian, âm thanh và hoà mình vào không khí trang nghiêm, xúc động tại khu tưởng niệm…”

Ấn tượng cuối cùng và cũng lưu lại rất lâu với du khách còn là bữa ăn nhẹ khi kết thúc chương trình. Một chiếc mẹt tre với các thức quà từ cây bàng trăm tuổi tại chính Nhà tù Hoả Lò: Bánh lá bàng, thạch lá bàng, trà lá bàng. Ngay cả chiếc dĩa cũng là dĩa gỗ, mộc mạc, gần gũi. Du khách bị thuyết phục bởi ý tưởng sáng tạo và sự chỉn chu trong quá trình vận hành, triển khai chương trình này.

Với góc độ là công ty lữ hành chuyên xây dựng tour phục vụ du khách, bà Hoàng Thị Vinh, Phó Giám đốc điều hành Công ty Du lịch Tầm Nhìn Việt - Viet Vision Travel cho biết, bản thân bà rất xúc động sau khi tham gia tour đêm và khuyên mọi người nên trải nghiệm một lần để có những cảm xúc thực tế. Bà Vinh đánh giá cao công tác tổ chức chuyên nghiệp của Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò, đồng thời chia sẻ, sẽ tổ chức cho cả khách Việt Nam và khách nước ngoài đến trải nghiệm tour đêm này. Bà cũng sẽ truyền cảm xúc này đến các nhân viên công ty để họ truyền đến khách hàng, thậm chí tuyên truyền để bạn bè đến trải nghiệm.

Theo Trưởng Ban Quản lý di tích Nhà Tù Hoả Lò Nguyễn Thị Bích Thuỷ, để tăng sức hấp dẫn cho tour khám phá mới, đơn vị cho thắp nến, đèn chiếu sáng ở lối đi kết hợp cùng tiếng động, âm nhạc để du khách có thêm trải nghiệm khác biệt. Do giới hạn về không gian nên mỗi tối chỉ đón được 85 - 100 khách, dù cầu đang vượt quá cung. Vé trải nghiệm tour thường bán hết rất sớm và du khách muốn xem thường phải đặt vé từ trước.

Một tour cũng ấn tượng không kém là trải nghiệm Hoàng thành Thăng Long về đêm. Hành trình trải nghiệm của tour đêm này kéo dài 90 phút với lộ trình bắt đầu từ cửa Đoan Môn - cửa dẫn vào Cấm thành, nơi ở và làm việc của nhà vua xưa kia tới Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Khác với những chuyến du lịch thông thường, tour đêm khám phá Hoàng thành Thăng Long là chương trình du lịch trải nghiệm đặc biệt, du khách được trải nghiệm không gian Hoàng thành xưa, thưởng thức điệu múa hoàng cung ngay trên những dấu tích khảo cổ độc đáo, chiêm ngưỡng những hiện vật, cổ vật quý giá được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long trong nhà trưng bày với chủ đề “Thăng Long Hà Nội - Lịch sử nghìn năm từ lòng đất”... Khép lại hành trình trải nghiệm là trò chơi giải mã bí mật Hoàng thành dành cho du khách. Trong phần này, một số hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành sẽ được trình chiếu bằng laser trên các nền móng dấu tích khảo cổ hoặc trên dòng sông cổ để du khách tìm hiểu và giải đáp.

Bà Nguyễn Hồng Chi, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, sau khi Trung tâm triển khai tour đêm, lượng khách đến với Hoàng thành Thăng long rất đều, trung bình mỗi tuần có hàng trăm du khách tham gia trải nghiệm sản phẩm du lịch mới mẻ này. Đây là con số đáng kỳ vọng, nhất là tại thời điểm du lịch Việt Nam nói chung cũng như du lịch Hà Nội nói riêng vừa mới bước qua thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và kinh tế cũng đang có phần chững lại.

Biến di sản thành tài nguyên du lịch

Cùng với Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, nhiều bảo tàng, di tích trên địa bàn Hà Nội đã và đang đẩy mạnh xây dựng, sáng tạo những sản phẩm văn hóa mới, nhằm tăng sức hút cho điểm đến. Tiêu biểu như Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, sản phẩm mới ra mắt hơn một tháng nhưng lượng khách trải nghiệm tại Văn Miếu tăng mạnh, đơn vị phải tăng thời lượng phục vụ 5 suất chiếu/tối để đáp ứng nhu cầu của du khách. Hay Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm xây dựng chuỗi trải nghiệm di sản “Thành cổ - Văn Miếu - đền Và - Đường Lâm” gắn với những câu chuyện đặc sắc về lịch sử, văn hóa xứ Đoài. Bảo tàng Hà Nội trong năm qua cũng lần lượt ra mắt các trưng bày “Nếp xưa”, “Hà Nội đất trăm nghề”, “Hà Nội 1972 - Khát vọng hòa bình” từ nguồn tư liệu, hiện vật phong phú… đang lưu giữ. Điều đáng nói, dù đều lấy cảm hứng, chất liệu từ nguồn vốn di sản, song mỗi sản phẩm văn hóa ra đời đều tạo được ấn tượng từ bản sắc riêng, góp phần lôi cuốn, hấp dẫn khách tham quan.

Tạo sức hấp dẫn cho tài nguyên di sản
Không gian Hoàng Thành xưa được tái hiện một cách sống động.

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy), các trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội thực sự tạo nên những sản phẩm văn hóa có chiều sâu, giàu bản sắc cho đời sống hôm nay.

Còn bà Đặng Thu Anh (Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa) cho biết, dù đã đi qua Hoàng thành Thăng Long nhiều lần vào ban ngày nhưng khi trải nghiệm tour đêm bà vẫn cảm thấy cực kỳ thích thú. Không gian tràn ngập sắc màu cung đình, cổ kính, đặc biệt du khách được trực tiếp tham gia các trò chơi liên quan tới cổ vật tại Hoàng thành nên ai nấy đều hào hứng. “Việc triển khai tour đêm đã tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách ở mọi lứa tuổi, tôi đã trải nghiệm tour đêm tại đây 2 lần, 1 lần được bạn giới thiệu còn lần thứ 2 là tôi dẫn theo cháu gái để cháu hiểu hơn về lịch sử, văn hoá Hà Nội”, bà Thu Anh chia sẻ.

Được biết, nhằm tạo sức hút cho di sản, Ban Quản lý các di sản còn đẩy mạnh áp dụng công nghệ số. Đơn cử Di tích Nhà tù Hỏa Lò gây dựng và lan tỏa hình ảnh di tích trên nhiều nền tảng khác nhau theo kịp nhịp độ phát triển của thời đại công nghệ số, đồng thời tăng hiệu suất tương tác với du khách thông qua các nền tảng Facebook, Spotify, Apple Podcast… để tiếp cận gần hơn với công chúng. Nếu như tháng 12/2020 trang fanpage Di tích Nhà tù Hỏa Lò mới chỉ có 55.000 lượt người yêu thích thì đến nay đạt hơn 310.000 lượt người yêu thích… Lượng người tương tác và khách hỏi về chương trình tour đêm cũng tăng nhanh chóng.

Đối với trải nghiệm Hoàng thành Thăng Long về đêm, đây là một trong những di sản tiên phong làm tour đêm và tạo được hiệu ứng tích cực. Sự đổi mới, sáng tạo này đã góp phần kích cầu du lịch, phát triển kinh tế đêm của Hà Nội. Thời gian tới Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ nâng cấp các sản phẩm tour cũ và xây dựng, ra mắt các sản phẩm tour đêm mới nhằm tăng sức hấp dẫn.

Chia sẻ về hiệu quả trong phát huy giá trị di sản tại bảo tàng, di tích thời gian gần đây, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long Nguyễn Viết Chức cho rằng, di sản văn hóa là tài sản quý giá, nếu biết bảo tồn và khai thác, không những giữ được các giá trị vô giá của tiền nhân để lại, mà còn có thể trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, một ngành kinh tế mũi nhọn... “Hà Nội cần đào tạo đội ngũ am hiểu về văn hóa; hoạch định các chương trình dài hơi, cho ra đời những sản phẩm có chiều sâu, giàu bản sắc, bảo đảm mục tiêu quảng bá, tôn vinh di sản bền vững”, ông Nguyễn Viết Chức nói.

Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đánh giá, phát huy giá trị di sản văn hóa, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển du lịch Thủ đô là hướng đi đúng đắn. Việc khai thác có hiệu quả thế mạnh của di sản văn hóa hướng tới phát triển du lịch bền vững không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển du lịch, mà còn góp phần đưa những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến đến gần hơn với bạn bè quốc tế, tạo nguồn thu để tái đầu tư cho văn hóa.

Tuy vậy, để phát triển hơn nữa, tạo thuận lợi cho du khách và mang tính liên kết, Hà Nội cũng cần xem xét việc kết nối Hoàng thành Thăng Long với các di tích khác như Văn Miếu với sông Hồng, sông Tô Lịch, kết nối với Thăng Long Tứ Trấn, Hồ Gươm…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho rằng: 1 trong 5 nguyên tắc phát triển du lịch là phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động