Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội Để các di sản được bảo tồn vĩnh cửu

Nằm ở phía tây Hà Nội, làng Phú Gia (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) còn được gọi là làng nghề xôi Phú Thượng vì có hơn 600 hộ gia đình đang làm nghề nấu xôi.

Hàng ngày, khi cả thành phố vẫn chìm trong giấc ngủ say, hàng trăm hộ dân ở Phú Thượng đã sáng đèn, bắt đầu một ngày làm việc. Ai nấy đều tất bật chuẩn bị cho mẻ xôi mới.

Nhà nhà đỏ lửa, những chõ xôi cỡ đại tỏa khói nghi ngút. Khoảng 5 giờ sáng, những chiếc ô-tô, xe máy bắt đầu chở xôi thành phẩm tỏa đi khắp những nẻo đường của thành phố, phục vụ cho bữa sáng của người dân Thủ đô.

Xưa kia, nghề nấu xôi xuất phát từ làng Phú Gia, rồi phát triển thành nghề truyền thống ở cả phường Phú Thượng, với khoảng 600 hộ làm nghề nấu xôi. Có đến 95% lao động của nghề nấu xôi là phụ nữ.

Phó Chủ tịch Hội làng nghề xôi Phú Thượng Nguyễn Thị Tuyến cho biết: “Nghề nấu xôi ở Phú Thượng đã có hàng trăm năm nay. Từ nhiều năm trước, các cô, các bà thổi xôi bằng chõ đất, rồi đi bán rong dọc phố phường Hà Nội. Ngày nay người dân Phú Thượng vẫn tiếp nối truyền thống đó. Chúng tôi tự hào vì kỹ thuật chế biến giúp xôi Phú Thượng không những dẻo thơm, mà còn phong phú về chủng loại. Ðiều đó giúp mang lại thu nhập ổn định cho người dân và phát triển kinh tế địa phương”.

Ở Phú Thượng, hầu như gia đình nào cũng coi nghề nấu xôi là nghề gia truyền, tối thiểu cũng có vài ba thế hệ nối nghiệp nhau làm nghề.

Nếu các hàng quán xôi ở trong thành phố mỗi ngày bán một vài chục cân gạo nấu xôi, thì ở Phú Thượng, những gia đình mỗi ngày nấu 10 đến 20kg gạo xôi chỉ là số ít. Các hộ trung bình cũng nấu tới 30 - 40kg gạo xôi các loại từ xôi lạc, xôi đỗ cho đến xôi vò, xôi ngô.

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản
Nghề làm xôi Phú Thượng đã chính thức được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mỗi ngày “làng xôi” Phú Thượng sử dụng hết khoảng 10 tấn gạo để nấu xôi. Vào các ngày mồng 1, rằm, lễ, Tết, lượng xôi sẽ tăng gấp mấy lần so với ngày thường. Mùa cưới cũng là mùa làm ăn với người dân Phú Thượng khi lượng đặt hàng thường tăng đột biến vào những dịp cuối tuần.

Ðể làm ra món xôi Phú Thượng dẻo, thơm phải rất kỳ công, kỹ lưỡng từ khâu chọn, vo gạo, đồ xôi. Tất cả các khâu, công đoạn đều phải rất tỉ mỉ và kỹ lưỡng, chỉ cần sơ sẩy, hay làm ẩu một công đoạn nào thì chõ xôi đó coi như bị hỏng. Chính vì vậy, gạo để đồ xôi Phú Thượng phải là loại gạo mới, nếu ngày mai đồ xôi thì hôm nay mới xát gạo.

Muốn đồ được xôi ngon cần vo gạo thật sạch. Tùy theo kinh nghiệm của mỗi gia đình và chủng loại xôi mà thời gian ngâm có thể khác nhau. Sau khi ngâm tiếp tục mang ra vo, đãi đến khi nước thật trong. Xôi Phú Thượng được đồ hai lần. Lần một, người ta dỡ ra rổ, lấy đũa đảo đều để cho hạt xôi ráo. Sau một thời gian nhất định thì sẽ đồ lần hai. Bởi thế, hạt xôi Phú Thượng luôn căng mọng.

Một đặc điểm khác của xôi Phú Thượng là để qua ngày nhưng cũng vẫn giữ được độ thơm, dẻo. Ðó chính là bí quyết làm nghề của người Phú Thượng. Bà Mai Thị Thanh về làm dâu Phú Thượng đã mấy chục năm nay. Sau khi về làm dâu được mấy ngày thì mẹ chồng bà bắt đầu dạy nghề. Thấm thoắt bà đã gắn bó với nghề đồ xôi được hơn 30 năm.

Hiện nay, để lan tỏa, giới thiệu nét tinh hoa, sự cầu kỳ trong cách làm, chế biến món xôi Phú Thượng, nhiều người trẻ nơi đây đã và đang mở lớp dạy làm xôi trực tiếp và online. Ðây cũng là cách để quảng bá sản phẩm xôi Phú Thượng rất hiệu quả. Nhiều người học nghề để thử làm theo, nhưng cũng qua lớp học mà họ hiểu thêm về món xôi Phú Thượng, từ đó, trở thành khách hàng trung thành với nghề nấu xôi.

Bà Nguyễn Thị Tuyến, một người dân ở Phú Thượng chia sẻ: “Việc các cháu trong phường mở lớp dạy làm xôi online khiến chúng tôi rất vui, bởi đây là cách chúng tôi giữ lửa làng nghề và quảng bá sản phẩm. Với cách làm này, tôi tin rằng sản phẩm xôi Phú Thượng sẽ ngày càng được giới thiệu rộng rãi, giúp cho nghề phát triển bền vững hơn”.

Nghề nấu xôi Phú Thượng không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình mà mới đây còn được ghi vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh chia sẻ: “Xôi là món ăn phổ biến ở khắp các vùng, miền của Việt Nam. Nhưng bí quyết của xôi Phú Thượng để cho hạt mọng, để qua ngày hạt xôi vẫn dẻo, thơm, xôi dẻo mà lại không nát, không dính tay... Ðó chính là tri thức dân gian về nghề nấu xôi cổ truyền mà chúng ta cần gìn giữ, tôn vinh từ khía cạnh di sản”.

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản
Xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội.

Cuối tháng 2 vừa qua, tại di tích đình Phú Gia (phường Phú Thượng) đã diễn ra Lễ hội truyền thống xôi Phú Thượng lần thứ VII và Lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại Lễ hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, trong những năm qua, với mong muốn gìn giữ nghề truyền thống địa phương và nâng cao đời sống người dân, quận Tây Hồ đã luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ làng nghề phát triển. Ngày 30/12/2016, Phú Thượng được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng.

Năm 2018, xôi Phú Thượng là 1 trong 12 món ẩm thực truyền thống của Hà Nội phục vụ Trung tâm Báo chí tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, thu hút sự chú ý của nhiều phóng viên báo chí nước ngoài.

Năm 2019, Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Xôi Phú Thượng.

Được biết, xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội. Quận Tây Hồ đã tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang đường, ngõ, chiếu sáng trên địa bàn phường; đặc biệt chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án “Điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng” nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ tốt nhất cho làng nghề phát triển, khẳng định thương hiệu và nâng cao đời sống của người dân.

Để định vị giá trị, bảo vệ và phát huy giá trị làng nghề truyền thống với tư cách là một di sản văn hoá, trong thời gian qua, với sự đồng hành, hỗ trợ của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, sự hướng dẫn, giúp đỡ của Cục Di sản văn hóa phi vật thể, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các nhà khoa học đầu ngành văn hóa, quận Tây Hồ đã hoàn thành việc lập hồ sơ khoa học đề nghị ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngày 16/2/2024, Nghề làm xôi Phú Thượng đã chính thức được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 344/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng nông thôn mới, các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn tích cực đổi mới, bằng những việc làm cụ thể đã xây dựng nhiều mô hình nông thôn mới tiêu biểu. Từ đó đóng góp quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện trở thành “miền quê đáng sống”.
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động