Hợp tác giữa trường học và Nhà hát

Nghệ thuật chuyên nghiệp thăng hoa

Vở kịch “Quẫn” của đạo diễn NSƯT Trần Lực do các em sinh viên K33 thể hiện là thành quả đầu tiên đánh dấu sự hợp tác đào tạo thực hành sân khấu giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Đây được cho là điểm khởi phát chắp cánh cho nhiều sinh viên nhanh chóng bước vào môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp.
nghe thuat chuyen nghiep thang hoa Bất ngờ khi được đóng vai Kiều
nghe thuat chuyen nghiep thang hoa Cười nghiêng ngả với "Đàn ông cũng khóc"
nghe thuat chuyen nghiep thang hoa Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở kịch "Kiều"

“Bà đỡ” cho nghệ sĩ tương lai

Trước đây, khi mới thành lập, Nhà hát Tuổi trẻ cũng có mô hình đào tạo thực tế nghệ sĩ sân khấu. NSND Lê Khanh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, vào năm 1978 khi từ Liên Xô trở về sau quá trình học tập, NSND Phạm Thị Thành đã khởi xướng thành lập một nhà hát dành cho tuổi trẻ với nòng cốt là một số nghệ sĩ của các đơn vị nghệ thuật, còn lại là những người trẻ chưa được đào tạo nghề, trong đó có Lê Khanh. Khi đó nhà hát mới toanh, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực rất hạn chế. Những lớp nghệ sĩ đi trước đã cần mẫn dìu dắt thế hệ sau từng bước để có những vở kịch đầu tiên. NSND Lê Khanh khi đó mới chỉ là sinh viên năm đầu tiên nhưng cũng đã được đảm nhận vai chính của hai vở kịch “Hòn đá cháy”, “Hoàng tử học nghề”. Bà kể: “Chúng tôi đã trở thành những diễn viên trên sân khấu thực tế sau học kì đầu tiên. Thậm chí năm 1982, tôi đóng vai Juliet trong vở “Romeo và Juliet”, có ngày đã phải diễn 4 suất. Và cứ như vậy, sau 3 năm hệ trung cấp chúng tôi đã trở thành những diễn viên chuyên nghiệp, có thể đảm nhận rất nhiều loại vai”.

nghe thuat chuyen nghiep thang hoa
Sự hợp tác giữ nhà hát và trường học sẽ chắp cánh cho nghệ sĩ tương lai.

Thế nhưng, đáng tiếc sau đó mô hình này không còn được duy trì. “Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên ra trường, thậm chí học lên cả cao học, nhưng chưa một lần đứng trên sân khấu chuyên nghiệp. Sau đó các em lại mất rất nhiều thời gian làm quen trên sân khấu, xếp hàng để đợi vai và may mắn lắm mới được đóng vai chính. Rồi có khi lại lấy chồng, sinh con đẻ cái…và chìm dần, hoặc rẽ sang những ngành nghề khác” – NSND Lê Khanh trăn trở. NSND Lê Khanh cũng cho biết, Nhà hát Tuổi trẻ cùng giảng viên, lãnh đạo Ban giám hiệu Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đã đi thực tế ở những nước tiên tiến. Tại đây đều có những cơ sở nhà hát đón nhận, tiếp nhận các sinh viên đến từ các trường nghệ thuật để giao lưu, trao đổi, học nghề. “Chính từ những quá trình học hỏi đó mà sinh viên có cơ hội cọ xát với nghề, được xem cách vận hành sân khấu từ A đến Z. Các bạn sinh viên có cơ hội được hỏi tại sao lại như thế này mà không phải thế khác, phải làm như thế nào…Đấy chính là lý do mô hình này cần được thực hiện” – NSND Lê Khanh cho hay.

Theo ông Nguyễn Đình Thi – Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác được ký kết, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và Nhà hát Tuổi trẻ sẽ xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh viên làm bài tiền tốt nghiệp. Nhà hát Tuổi trẻ hỗ trợ sinh viên của trường thực tập trong thời gian dài hạn với nhiều nghiệp vụ như diễn xuất, đạo diễn, biên kịch, âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu… Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội cung cấp các vở diễn, các chương trình nghệ thuật là bài tập của giảng viên và sinh viên nhà trường để biểu diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ bằng hình thức biểu diễn có bán vé.

“Quẫn” – trái ngọt đầu tiên từ sự hợp tác

Để mở đầu cho dự án này, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và Nhà hát Tuổi trẻ đã phối hợp tổ chức công diễn vở kịch “Quẫn” của tác giả Lộng Chương do đạo diễn NSƯT Trần Lực và các bạn sinh viên K33 thể hiện. Thành quả đầu tiên của sự hợp tác này là vở diễn đã đạt giải Nhì trong Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2016. “Quẫn” được coi là tác phẩm kinh điển của kịch nói Việt Nam. Tác phẩm nói về gia đình ông bà Đại Cát, một gia đình tư sản lâu đời trước chính sách công tư hợp doanh. Lo sợ khối tài sản lớn, tích cóp lâu năm bị mất trắng, ông bà Đại Cát tìm mọi cách để cất giấu và tẩu tán. Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt được phơi bày. “Đây là vở kịch tôi vô cùng yêu quý, trân trọng và ngưỡng mộ. Tôi đã xem vở kịch này do cha tôi đóng (NSND Trần Tiến) diễn từ khi tôi còn nhỏ, trong tôi còn nguyên dấu ấn về nghệ thuật viết kịch, dàn dựng, tài năng diễn xuất…”.

Sau đó NSND Lê Khanh cũng từng cậy nhờ 3 đạo diễn dựng lại vở này nhưng đều bị từ chối, vì cho rằng quá cũ. Vì thế, khi vở kịch này được chính các em sinh viên Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội thể hiện, bà đã vô cùng hào hứng. Bà nhớ lại: “Hôm ấy rất đông khán giả. Tôi ngồi ở tầng 2 rạp Công nhân (Hà Nội), không bỏ qua chi tiết nào, ngay từ mở đầu tới khi kết thúc vở diễn, cực kỳ thú vị. Dàn dựng theo phương pháp ước lệ, cả về mặt không gian và diễn xuất, đạo diễn Trần Lực đã mở ra cho Quẫn điều mà biết bao nhiêu người theo nghề phải học, chứng minh được rằng, với nghệ thuật sân khấu, cái gì cũng có thể làm được… Quẫn đã bước qua câu chuyện cũ, cách thể hiện cũ”.

Theo dự án hợp tác giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Quẫn sẽ được biểu diễn trên sân khấu của Nhà hát này vào tối 18/2 và 25/2/2017. Đây là hoạt động mở đầu cho quá trình hợp tác lâu dài, cả về hỗ trợ đào tạo và biểu diễn. Đạo diễn NSƯT Trần Lực, giảng viên chuyên ngành Điện ảnh – Truyền hình,

Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh nhấn mạnh: “Các giảng viên và lãnh đạo trường luôn có ý thức làm thế nào để đào tạo ra thế hệ diễn viên tương lai. Muốn được như vậy, các em sinh viên phải trải nghiệm qua nhiều phong cách biểu diễn, nhiều trường phái diễn khác nhau. Với vở “Quẫn” này, các em đã được diễn với tâm thế là một diễn viên thực sự. Đây là một điều rất tốt với các em sinh viên và với cả Nhà hát. Các sinh viên sẽ có cơ hội, có địa điểm để thể hiện tài năng, sự sáng tạo và được tiếp cận với khán giả. Còn với Nhà hát, sẽ có điều kiện để chắt lọc, lựa chọn những gương mặt nghệ sĩ mới”– đạo diễn NSƯT Trần Lực, cho hay.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động