Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Khát vọng mang trà Việt vươn tầm thế giới
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ Kỳ công quy trình ướp "thiên cổ đệ nhất trà" Hà Nội Chú trọng phát triển, lan tỏa thương hiệu trà sen Mê Linh |
Phóng viên: Là một nghệ nhân có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu trà, xin anh chia sẻ thêm về hành trình anh tiếp cận và tìm hiểu về trà Shan tuyết?
- Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Tôi “chạm” vào trà từ năm 2003. Lúc đó tôi sang trao đổi giảng viên ở Vân Nam, Trung Quốc, đây cũng là nơi tôi bắt đầu học và tìm hiểu về trà cổ thụ. Cũng giống như Suối Giàng, Vân Nam có một vùng trà cổ thụ cao 1.300 mét. Ở đây họ làm trà rất đặc biệt với tư duy “tôi đang bán trà do ông nội tôi làm và bây giờ tôi làm trà cho cháu nội tôi bán”. Điều đó giúp tôi nhận ra sự khác biệt với tư duy làm trà của người Việt Nam. Ở nước mình thông thường trà làm xong sẽ được bán ngay và chúng ta chưa có thói quen làm trà để lâu, làm trà lên men, dẫn đến việc trà chưa có giá trị tăng dần theo thời gian.
Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đạt danh hiệu Thương hiệu uy tín Quốc gia năm 2023. |
Khi có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận với nhiều vùng trà trên thế giới, tôi nhận ra ở những vùng trà nổi tiếng họ thường kết hợp làm trà với làm văn hóa, làm du lịch và tư duy của họ là “làm ít nhưng giá trị cao”. Về Việt Nam, tiếp xúc với các vùng trà trong cả nước và được chạm vào những vùng trà cổ thụ, tôi dần tìm thấy hướng đi cho bản thân, đó là bắt đầu với câu chuyện của trà cổ thụ Suối Giàng để trà Việt có cơ hội khẳng định giá trị trên trường quốc tế.
- Được biết, anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, vậy lý do gì thôi thúc anh rời “chốn phồn hoa đô thị” lên vùng núi cao bắt đầu hành trình lập nghiệp với trà cổ thụ?
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Gia đình tôi có truyền thống làm trà đã 51 năm. Bên cạnh sứ mệnh tiếp nối truyền thống gia đình, sau 20 năm học trà và nghiên cứu trà ở khoảng 30 quốc gia, tôi thấy rằng trà Việt Nam hoàn toàn có thể có những bước đi xa hơn nữa. Mỗi năm chúng ta xuất khẩu hơn 200.000 tấn trà, đứng thứ năm xuất khẩu trà trên thế giới nhưng chúng ta không có thương hiệu và thế giới đang nghĩ đến Việt Nam với trà nguyên liệu. Bởi, khác với các sản phẩm nông nghiệp khác, trà sau khi hái sẽ lại mọc, những cây cổ thụ 300 năm, 500 năm và 800 năm tuổi không phải trồng mà hoàn toàn thiên nhiên, là tinh hoa của đất trời ban tặng. Vì vậy, là thế hệ trẻ, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và đấy cũng là điều thôi thúc tôi rời Hà Nội lên núi để bắt đầu với trà cổ thụ.
- Việt Nam có rất nhiều vùng trà nổi tiếng. Vậy Suối Giàng có điểm gì nổi bật khiến thương hiệu trà Shan tuyết Suối Giàng khác biệt so với các thương hiệu khác?
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Suối Giàng có một điểm rất đặc biệt khác với nhiều vùng trà khác, đó là có đến 98% người dân tộc Mông sinh sống trên đỉnh núi. Ở Suối Giàng người ta đã làm trà hàng trăm năm và các cấp chính quyền địa phương, từ xã, huyện đến tỉnh Yên Bái đều rất coi trọng trà. Nếu chỉ có một mình Giàng A Hiếu (cái tên mọi người gọi mình khi ở trên núi) thì không thể làm được mà cần có sự chung tay của nhiều “nhà” khác nhau: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân và cộng đồng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trà. Bên cạnh yếu tố con người thì yếu tố tự nhiên cũng rất quan trọng.
Những gốc trà cổ thụ trên mảnh đất Suối Giàng, Yên Bái. |
Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 8 - 10 độ là điểm tiên quyết để cho ra những phẩm trà có giá trị, đặc biệt ở Suối Giàng trà cổ thụ chỉ mọc từ 800 mét trở lên so với mực nước biển. Ở những nơi quá cao như Tà Xùa, Sơn La rất khó có thể làm được Hồng Trà, Hoàng Trà mà chỉ làm được Diệp Trà và Bạch Trà. Suối Giàng với độ cao vừa phải đã cho ra cả bốn dòng trà Hoàng, Hồng, Bạch, Diệp. Đó là bốn dòng trà mà mình là người tiên phong trong việc đặt tên theo tiêu chuẩn quốc tế với mong muốn quốc tế hóa câu chuyện về trà.
- Là người tiên phong đặt tên cho các dòng trà như Hoàng Trà, Hồng Trà, Bạch Trà, Diệp Trà, anh có thể chia sẻ sự khác nhau giữa 4 dòng trà này?
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Hoàng, Hồng, Bạch, Diệp là bốn dòng của trà Shan tuyết cổ thụ. Với mỗi dòng trà sẽ có những sự khác nhau nhất định. Đầu tiên về việc thu hái, với Bạch Trà chỉ hái một tôm (một búp) duy nhất; Diệp Trà hái một tôm, hai lá non; Hoàng Trà hái một tôm, hai lá, trong đó có một lá trưởng thành; còn Hồng Trà sẽ hái một tôm, hai lá trưởng thành. Thứ hai, về công đoạn chế biến, Diệp Trà sau khi hái về sẽ sao ngay qua lửa; Hoàng Trà đợi cho héo rồi mới sao; Hồng Trà sau khi để héo sẽ vò, ủ lên men rồi phơi chứ không sao; và với Bạch Trà sẽ chỉ ủ lên men tự nhiên. Thứ ba, về màu nước trà khi pha, Diệp Trà khi pha sẽ có màu vàng mật ong; Hoàng Trà nước màu vàng nhưng sẽ là vàng đậm hơn so với Diệp Trà; Hồng Trà nước sẽ có màu hồng đỏ và Bạch Trà nước sẽ có màu trắng vàng. Về cơ bản đấy chính là sự khác nhau của bốn dòng trà Hoàng, Hồng, Bạch, Diệp.
- Trong hành trình giúp trà Việt thay đổi vị thế, giới trẻ cũng là một trong những đối tượng mà anh hướng đến. Vậy anh và Trà Shan tuyết Suối Giàng đã có những hoạt động gì để trà được tiếp cận gần hơn đến người trẻ?
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Có 5 hướng đi để trà Shan Tuyết không chỉ tiếp cận đến người lớn tuổi mà còn cả những bạn trẻ. Thứ nhất, trong năm 2024, tôi sẽ ra mắt thương hiệu trà Shan Sen. Đây là sự kết hợp giữa trà Shan tuyết được chọn lấy từ những đỉnh núi cao, kết hợp cùng sen tại các vùng: sen Đồng Tháp, sen Huế, sen Nghệ An, sen Hồ Tây, sen đầm Vân Hội,... Điểm đặc biệt là trà Shan Shen có hương vị gần giống trà sữa để có thể tiếp cận đến các bạn trẻ. Thứ hai, hằng tháng tôi đều tổ chức các khóa học đào tạo “Hiểu về trà” để mọi người có cơ hội hiểu đúng và tiếp cận sâu hơn với trà Việt.
Thứ ba, tôi cũng tổ chức các buổi workshop trải nghiệm pha trà, thưởng trà, thẩm trà. Thứ tư, trà Suối Giàng hiện có sản phẩm như Hồng Trà với vị thanh nhẹ dành cho phái nữ và các bạn trẻ thưởng thức. Thứ năm, tôi cùng các cộng sự bắt đầu xây dựng hành trình trà Việt và xây dựng các cộng đồng để mọi người được chạm vào trà, nhất là trà cổ thụ một cách dễ dàng hơn. Trà được xuống núi, về với Thủ đô, đến gần hơn với người dân các tỉnh thành khác, với mình đó là điều tuyệt vời nhất.
- Trong tương lai, anh và thương hiệu trà Shan tuyết Suối Giàng có những dự định gì, xin anh chia sẻ thêm?
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Bản thân tôi vẫn theo đuổi mục tiêu lớn nhất, đó là đưa trà Việt vươn ra thế giới, để bạn bè quốc tế biết đến Suối Giàng (tỉnh Yên Bái) là một trong sáu vùng “thủy tổ” trà thế giới với hàng nghìn cây trà cổ thụ có giá trị. Mục tiêu thứ hai vẫn là giúp bà con dân tộc Mông ở Suối Giàng thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững từ những cây trà Shan tuyết hàng trăm năm tuổi được “trời dưỡng” trên đỉnh núi cao.
Thứ ba, chúng mình đang nỗ lực để trà được tăng giá trị và các vùng trà trong nước đoàn kết với nhau lại để cùng dắt tay nhau ra thế giới. Đồng thời, đầu năm 2025, mình cũng đề xuất ý tưởng tổ chức Asia Tea Festival tại Việt Nam nhằm “kéo cả thế giới về Việt Nam”, cho thế giới biết Việt Nam có những vùng trà cổ thụ tự tin đối đầu với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào. Điều này cũng sẽ chứng minh Việt Nam sẵn sàng gia nhập “cuộc chơi 20 tỷ đô” của thị trường trà cổ thụ toàn cầu. Ngoài ra, tôi và trà Suối Giàng vẫn tiếp tục thực hiện dự án “Việt Nam ơi - Tinh hoa làng nghề”, để trà không đơn độc “xuống núi” mà có cả gốm, lụa, gỗ, sơn mài, khảm trai… đi cùng, tạo nên không gian trà đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu hơn.
- Cảm ơn anh về cuộc trao đổi!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01