Nghệ nhân 30 năm miệt mài “tạo hình” cho bánh trung thu
![]() | Đồ chơi Trung thu: Vắng hoe hàng nội |
![]() | Thị trường bánh Trung thu: Thượng vàng hạ cám... |
![]() | Bánh trung thu siêu rẻ tràn lan, Bộ y tế yêu cầu kiểm tra, kiểm soát |
Trước đây vùng Thường Tín có nhiều gia đình làm nghề như gia đình ông Trần Văn Bản, tuy nhiên, trải qua sự thay đổi của thời thế, nhiều người hoặc bỏ nghề hoặc chuyển sang nghề khác thì người đàn ông này chưa từng có ý định từ bỏ. Bao nhiêu năm bấy nhiêu thăng trầm, cũng là bằng ấy cái Trung thu gia đình ông rền rã tiếng đục, tiếng mài, tỉ mẩn với từng khuôn bánh.
Đều dặn mỗi năm, từ tháng 5 âm lịch cho đến hết rằm tháng Tám, ông Bản sẽ tập trung hết nhân lực cho việc làm khuôn bánh. Trong căn nhà của mình, ông dành nhiều diện tích để bày khuôn bánh trung thu với đủ loại kích thước và hoa văn khác nhau. Có những chiếc khuôn cầu kì, to và nặng đến vài cân; có khuôn chỉ bé bằng miệng cốc; có khuôn hình hoa cúc, hoa hồng cũng có khuôn hình cá chép, hình rồng… Tất cả đều được người làm đặt tâm tư tình cảm, đẽo gọt cẩn thận tạo nên sản phẩm vừa đẹp mắt vừa tinh tế.
![]() |
Các sản phẩm khuôn với nhiều kích cỡ và hoa văn khác nhau |
Việc làm khuôn bánh mất nhiều thời gian và các công đoạn đều đòi hỏi sự khéo tay cẩn thận của thợ làm. Công đoạn đầu tiên người thợ phải cưa cắt gỗ theo hình dáng khuôn bánh. Gỗ được dùng để làm khuôn là gỗ thị hoặc xà cừ. Ngày nay gỗ xà cừ được sử dụng nhiều do giá thành hợp lý hơn gỗ thị và có thể sử dụng qua nhiều năm. Sau khi chọn gỗ và cưa thành từng phần sẽ là phác họa hoa văn bằng bút sau đó dùng các đục chuyên dụng để tạo hoa văn trên khuôn. Phần cán cầm phải dùng máy tiện tròn để người làm bánh có thể cầm chắc tay. Tưởng chừng như đơn giản, nhưng khuôn đẹp hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng người thợ. Chỉ cần đục hơi sâu hay nông đi một chút là tạo hình hoa văn đã khác đi nhiều.
![]() |
Ông Trần Văn Bản - người dành 30 năm gán bó với nghề làm khuôn bánh trung thu |
![]() |
Để hoàn thành một sản phẩm, người thợ phải sử dụng nhiều loại đục khác nhau |
Hiện nay nhiều sản phẩm tương tự với đủ các chất liệu được bày bán tràn lan và có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Trước những thay đổi của thị trường ông Bản chia sẻ: “ Bây giờ các sản phẩm đủ loại bày bán tràn lan và giá cũng rẻ hơn do vậy đối với ngành nghề truyền thống này có nhiều thách thức, người mua thường chọn loại ít tiền và ưa chuộng mới lạ. Nhưng tôi tin khuôn đúc thủ công này không thể mất đi. Trung thu cổ truyền còn thì chúng tôi vẫn tiếp tục công việc này. Phải nắm bắt được sự thay đổi của thị và thị hiếu của khách hàng để cải tiến cho sản phẩm phù hợp. Sản phẩm thủ công truyền thống tinh tế sẽ có chỗ đứng giữa các loại khuôn nhựa, khuôn gỗ được làm bằng máy đục tự động sản xuất đại trà.
Tôi được học nghề từ ông, cha mình nên cũng muốn truyền nghề cho các bạn trẻ. Con cái tôi được học làm khuôn bánh từ khi mới học lớp 4, lớp 5. Hiện nay có tất cả 5 người trong gia đình tôi đều theo làm và duy trì nghề truyền thống này. Các cháu muốn học thì tôi sẽ dạy, chỉ sợ các cháu sống hiện đại không muốn theo nghề nữa” – Ông Bản trăn trở khi nghề có nguy cơ bị mai một.
![]() |
Sự tỉ mẩn của người thợ thể hiện trong từng chiếc khuôn |
Trong một xã hội càng hiện đại, khi mà máy móc dần thay thế sức người, những chiếc khuôn bánh “thủ công” của ông Bản được xem là “lỗi thời", nhưng đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn, đây là một nét văn hoá không thể thiếu đối với những người yêu truyền thống dân tộc. Những chiếc bánh Trung thu làm từ khuôn đúc truyền thống không chỉ ngon bởi vị ngon của bánh mà còn chứa đựng trong đó là sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và dung dị qua bao năm tháng của người thợ đẽo từng hoa văn.
Bài và ảnh: Phương Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30