Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương

(LĐTĐ) Hàng ngàn lao động từ nhiều tỉnh, thành miền Nam về quê do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang tạo áp lực về nhiều mặt đối với các địa phương ở Nghệ An, đặc biệt là một số huyện miền núi. Để giải tỏa áp lực này, các địa phương đã lên kế hoạch dần tạo sinh kế cho những lao động để từ áp lực tạo thành động lực phát triển kinh tế, xã hội.
LĐLĐ tỉnh Nghệ An điều chỉnh quy định hỗ trợ cho lao động trở về từ miền Nam “Sứ giả” miền biên viễn Công đoàn Nghệ An triển khai hỗ trợ người lao động về từ vùng dịch

Biến áp lực thành nguồn lực

Trở về từ tỉnh Bình Dương đã gần 2 tháng, anh Xồng Bá Khùa, năm nay 21 tuổi, ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn vẫn chưa quên được chuyến hành hương đặc biệt và còn ám ảnh anh thời gian rất dài. Vừa vào Bình Dương từ đầu năm nay, anh làm công nhân cho một doanh nghiệp lắp ráp thiết bị điện tử. Chưa được bao lâu thì dịch bùng phát, lúc đầu, anh cùng với nhiều người trong xã cố gắng bám trụ, nhưng cuối cùng anh cũng đành phải chạy xe máy hoà trong dòng người đổ về quê tránh dịch.

Anh Khùa chia sẻ: “Về quê, lại cứ quanh quẩn với nương rẫy, thu nhập hàng ngày không có. Buồn lắm! Hết dịch bệnh em xem tình hình thuận lợi thì quay vào trong đó làm tiếp. Còn không ổn thì thôi. Em vẫn mong muốn có được việc làm tại quê còn hơn phải đi làm nơi đất khách quê người”.

Qua tìm hiểu được biết, tính từ ngày cuối tháng 4 đến nay, huyện biên giới Kỳ Sơn đã có khoảng trên 7.000 người, chủ yếu là con em đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú trở về từ các tỉnh, thành phía Nam. Do đó, việc chăm lo đời sống, giải quyết việc làm cho bà con là bài toán nan giải cho cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Người dân miền núi Nghệ An thu hoạch gừng.

Theo ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Kỳ Sơn, không nên coi 7.000 người trở về là gánh nặng mà là nguồn nhân lực góp phần phát triển địa phương. Nguồn lao động này đã làm việc trong các doanh nghiệp, có tay nghề nên, có nhiều kinh nghiệm.

Trước mắt, huyện Kỳ Sơn sẽ làm việc với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thu nhận để họ có thu nhập. Cùng với đó, sẽ kêu gọi đầu tư thêm xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao như ở xã Na Ngoi để thu hút một lượng lao động vào làm việc.

Ngoài ra, UBND huyện tiếp tục mở rộng diện tích ruộng nước để bà con có đất sản xuất. Đồng thời, khôi phục lại nhiều diện tích chè lâu nay bị bỏ hoang, xây dựng các hợp tác xã chè để thu hút bà con tham gia. Địa phương kêu gọi tài trợ cây, con giống để những hộ nghèo trở về từ vùng dịch phát triển sản xuất. Đề án sẽ được tiến hành trên 7 xã, trước mắt chọn xã Huồi Tụ và Mường Lống để làm thí điểm.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn chuẩn bị sửa sang khu cách ly tập trung để đón con em từ miền Nam trở về.

Được biết, Kỳ Sơn đang thực hiện lộ trình giao 8.3000 ha đất rừng cho dân khoanh nuôi nếu thành công, khi đó, ngoài kinh phí bảo vệ, thu hái lâm sản phụ, bà con còn được tham gia Dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng mà huyện này đang xúc tiến.

Xã Tiền Phong là địa phương cửa ngõ của huyện miền núi Quế Phong. Xã có 1.200 lao động ngoài tỉnh, trong đó có trên 300 người đã trở về vì dịch. Người lao động về, công ăn việc làm không có, chỉ trông chờ vào ruộng nương ít ỏi không tạo ra thu nhập hàng ngày khiến cho cuộc sống càng khốn khó.

Ông Võ Khánh Toàn, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong nói: “Xã Tiền Phong đã cử ra 1 bộ phận chuyên tiếp nhận hồ sơ thông tin cá nhân, tổng hợp dữ liệu về người lao động để họ tìm kiếm việc làm sau này. Địa phương cũng liên lạc động viên con em của mình đang làm việc trong miền Nam cố gắng ở lại để làm khi doanh nghiệp hoạt động trở lại. Hồ sơ việc làm của con em nếu còn thiếu thủ tục gì thì UBND xã sẽ bổ sung gửi vào. Đối với lao động đã hồi hương, chính quyền sẽ liên hệ với doanh nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhu cầu sử dụng lao động để kết nối. Ưu tiên tiêm vắc xin cho những người lao động trở về từ vùng dịch để an toàn công tác phòng dịch và tạo điều kiện để họ có thể đi lại làm việc khi đẩy lùi dịch”.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Lực lượng chắc năng tỉnh Nghệ An hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công dân từ các tỉnh, thành phía Nam về quê

Đến thời điểm này, huyện biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An có 7.000 lao động làm ăn xa, trong đó, đã có trên 2.000 người hồi hương. Đây là nguồn lực nhưng cũng là áp lực cho địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19. Bởi huyện Quế Phong tiếp giáp với nước bạn Lào, kinh tế còn khó khăn, nạn vận chuyển, buôn bán ma túy vẫn còn phức tạp.

Ngay từ đầu đợt dịch, huyện Quế Phong đã thành lập Tổ hỗ trợ cho người lao động hồi hương do Mặt trận Tổ quốc huyện chủ trì để thống kê, phân ra từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt trước mắt.

Tiếp đến, địa phương sẽ rà soát nguyện vọng của người lao động. Đối với lao động có nguyện vọng quay lại nơi làm việc, huyện sẽ thống kê số lượng, liên lạc với doanh nghiệp sử dụng lao động và làm thủ tục cần thiết. Đặc biệt, ưu tiên tiêm vắc xin cho những lao động quay trở lại làm việc.

Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, UBND huyện sẽ khảo sát nhu cầu đối với lao động không trở lại nơi cũ làm việc. Tìm hiểu rà soát nhu cầu tuyển dụng việc làm của những công ty trên địa bàn phù hợp với nguyện vọng cũng như chuyên môn của người lao động. Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An tổ chức “Ngày hội việc làm” tại địa phương. Ngoài ra, chỉ đạo các xã rà soát nhu cầu của hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, đề nghị cấp trên giao rừng khoanh nuôi bảo vệ để người dân sống được nhờ rừng. Mặt trận Tổ quốc huyện sẽ xem xét hỗ trợ bò sinh sản cho những hộ đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, huyện sẽ phối kết hợp với một số doanh nghiệp trên địa bàn để chuyển đổi cây trồng tạo hàng nông sản phục vụ chế biến, kinh doanh.

Tăng cường tạo việc làm cho lao động sau dịch

Trước làn song đổ về quê vì ảnh hưởng dịch, ngày 10/8/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 5305 yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động từ nước ngoài về nước do dịch Covid-19.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Tuyển dụng công nhân may tại Công ty Cổ phần Nam Thuận Nghệ An

UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) Nghệ An tổ chức khảo sát tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, rà soát các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người đi lao động làm việc ở nước ngoài giới thiệu về các địa phương để tuyển chọn, chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài khi dịch bệnh Covid-19 được đẩy lùi.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành, thị, doanh nghiệp hoạt động tuyển dụng lao động để nắm bắt nhu cầu việc làm của người lao động bị mất việc làm và lao động ở nước ngoài về do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để tổ chức giới thiệu việc làm phù hợp.

Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều lao động từ các tỉnh, thành miền Nam bất đắc dĩ phải hồi hương.

Thống kê của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An có 329.000 người Nghệ An làm việc ở các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, đã có gần 88.000 người trở về quê, trên 28.000 người đang trong độ tuổi lao động. Dự báo số lượng công dân Nghệ An trở về từ nhiều tỉnh, thành phía Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Theo ông Đoàn Hồng Vũ, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, hiện nay ngành đang tích cực làm việc với các huyện, thành, thị để đánh giá lại tình hình lao động, nhu cầu việc làm, an sinh xã hội. Vừa qua, UBND tỉnh thông qua Đề án giải quyết việc làm trong 5 năm tới, gắn với diễn biến của dịch Covid -19 để từng năm có phương án cụ thể về lao động việc làm. Về việc làm cho người lao động, qua kết nối với các doanh nghiệp, hiện có khoảng 37.000 vị trí việc làm trong và ngoài tỉnh Nghệ An, trong đó khoảng 27.000 việc làm trong tỉnh.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

(LĐTĐ) Người đã xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu.
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động